Đông Nam Á có tiềm năng về dầu thô vào loại lớn trên thế giới. Tuy vậy, giá xăng dầu trong khu vực có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia, theo thống kê từ Globalpetrolprices.
Quốc gia nào có giá xăng dầu rẻ nhất Đông Nam Á? |
1. Brunei
Mức giá quy đổi sang VND: 8.220 đồng/lít
Brunei là quốc gia có giá xăng rẻ nhất khu vực. Dân số của Brunei vào năm 2013 là 415.717 người, song lại có thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt lên tới 9,9 tỷ USD. Đây chính là lý do giá xăng tại Brunei thuộc hàng rẻ nhất thế giới cũng như toàn khu vực
2. Malaysia
Mức giá quy đổi sang VND: 11.201 đồng/lít
Malaysia là nước đứng thứ hai về sản xuất dầu thô ở Đông Nam Á, sau Indonesia và là nước xuất khẩu dầu ròng. Kể từ năm 1983, Malaysia bắt đầu trợ giá xăng dầu và theo tính toán trong nhiều năm trở lại đây, quốc gia này chi ra 6,7 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ nhu cầu sử dụng nhiên liệu. Tuy nhiên, việc trợ giá xăng dầu từ Chính phủ Malaysia chính thức chấm dứt kể từ 1/12/2014.
3. Indonesia
Mức giá quy đổi sang VND: 14.231 đồng/lít
Tháng 11/2014, chính phủ mới của tổng thống Joko Widodo đã quyết định từ bỏ chính sách trợ giá nhiên liệu, khiến cho giá xăng tại Indonesia tăng vọt sau một thời gian dài được giữ ở mức thấp. Toàn bộ ngân sách đáng lẽ dành cho việc trợ giá nhiêu liệu sẽ được chuyển sang đầu tư cho các mảng khác như giáo dục hay chăm sóc sức khoẻ. Điều này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân quốc đảo này.
4. Việt Nam
Mức giá quy đổi sang VND: 15.670 đồng/lít
Riêng trong năm 2015, giá xăng tại Việt Nam đã giảm 2 lần, tổng cộng 2.210 đồng. Nếu so với Mức giá quy đổi sang VND kỷ lục đạt được vào ngày 7/7/2014 thì giá xăng hiện đã giảm gần 40% từ mức 25.640 đồng/lít xuống chỉ còn 15.670 đồng/lít. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới áp dụng chính sách hỗ trợ giá xăng dầu.
5. Philippines
Mức giá quy đổi sang VND: 19.975 đồng/lít
Theo một tính toán của Oxford Economics Ltd., Philippines nằm trong số những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu giảm trong năm vừa qua. Mức tăng trưởng kinh tế nước này được dự báo tăng sẽ tăng tốc lên trung bình 7,6% trong 2 năm tới nếu giá dầu giảm về 40 USD/thùng. Philippines thực hiện chính sách thả nổi giá nhiên liệu cho sát với mặt bằng chung trên toàn thế giới.
6. Myanmar
Mức giá quy đổi sang VND: 21.637 đồng/lít
Myanmar là một trong những nước sản xuất dầu lâu đời nhất trên thế giới khi mà nước này xuất khẩu thùng đầu tiên của mình vào năm 1853. Với nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí ga dồi dào, lĩnh vực khai thác dầu mỏ đã thu hút tới 15 tỷ USD, tương đương 30% nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Myanmar tính đến tháng 8/2014. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, khai thác dầu mỏ sẽ trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của Myanmar, và nguồn lợi thu được sẽ hướng đến phát triển kinh tế đất nước.
7. Thái Lan
Mức giá quy đổi sang VND: 22.339 đồng/lít
Chính phủ Thái Lan chủ trương thả nổi nhiên liệu tiến dần đến giá thị trường thế giới. Để đảm bảo an ninh năng lượng, Thái Lan đẩy mạnh đầu tư cho tìm kiếm thăm dò dầu, khai thác sử dụng khí đốt đồng thời tăng cường xây dựng công nghiệp lọc hoá dầu để biến nước này thành trung tâm thương mại, cung cấp sản phẩm dầu trong khu vực. Vì trữ lượng dầu khí nội địa không lớn nên Thái Lan phát triển ngành năng lượng theo hướng như các nước không có nguồn tài nguyên dầu khí.
8. Đông Timor
Mức giá quy đổi sang VND: 25.678 đồng/lít
Là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ, giá xăng tại Đông Timor hiện đang ở mức cao so với mặt bằng chung của khu vực. Tuy vậy, quốc gia này lại có một trữ lượng lớn dầu và khí đốt tự nhiên dưới biển Timor. Một trong những thách thức kinh tế lớn nhất mà đất nước này đang phải đối mặt chính là làm thế nào có thể sử dụng tiềm năng dầu mỏ và khí đốt để nâng mức tăng trưởng cao hơn cũng như xoá giảm đói nghèo.
9. Singapore
Mức giá quy đổi sang VND: 26.303 đồng/lít
Singapore từ trước đến nay không phải trợ giá nhiên liệu và luôn giữ giá xăng dầu thế giới ngang bằng với giá trong nước. Singapore không có dầu thô nên đi theo con đường phát triển công nghiệp lọc hoá dầu và kinh doanh sản phẩm dầu để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế.
10. Lào
Mức giá quy đổi sang VND: 26.666 đồng/lít
Tại Lào, Bộ Công thương kiểm soát giá xăng và diesel theo từng vùng, với mật độ điều chỉnh giá xăng dầu tương đối cao. Lào phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu để sử dụng cho các hoạt động sản xuất cũng như xã hội.
11. Campuchia
Mức giá quy đổi sang VND: 27.888 đồng/lít
Giá nhiên liệu tại Campuchia đang ở mức cao nhất trong khu vực, song Chính phủ nước này luôn có ý kiến với các công ty dầu và thúc giục họ phải giảm giá theo thời gian. Campuchia gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhiên liệu diesel nhập khẩu để sản xuất điện và ứng dụng năng lượng khác.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn