Mưa lớn đã làm nhiều nơi tại Quảng Ninh chìm dưới 2 m nước, 17 người chết và 6 người mất tích, thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng.
|
Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay, đến 21h ngày 28/7, mưa lớn khiến 17 người chết và 6 người mất tích, nhiều nơi chìm sâu dưới 2 m nước. Thiệt hại ước tính khoảng 1000 tỷ đồng.
Trước mắt, UBND tỉnh Quảng Ninh đã trích ngân sách 15 tỷ đồng hỗ trợ 3 địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn. Tỉnh đã hỗ trợ các trường hợp bị chết do ảnh hưởng của mưa lũ theo mức 6 triệu đồng/người và toàn bộ chi phí mai táng; bị thương 3 triệu đồng/người.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân sau vụ sạt lở đất tại phường Cao Thắng,
tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Hoàng Anh.
Lượng mưa trong 4 ngày 25-28/7 ở Cô Tô là 799 mm, Móng Cái 680 mm, Hải Hà 600 mm, Cẩm Phả 853 mm... Đây là trận mưa lớn nhất từ hơn 40 năm nay đổ xuống Quảng Ninh.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ ngày 29/7 đến 3/8, Quảng Ninh tiếp tục có mưa vừa đến rất to.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, giao thông ở TP Hạ Long và Cẩm Phả tê liệt hoàn toàn, các phường Cao Thắng, Cao Xanh, Hà Khánh, Hồng Hà, Hồng Hải, Yết Kiêu (TP Hạ Long), phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả), khu Bản Sen (huyện Vân Đồn) đang bị ngập lụt và chia cắt hoàn toàn, nhiều nơi ngập đến mái nhà.
Nhiều hộ dân, trường học, bệnh xá bị ngập lụt, có nơi ngập sâu trên 2 m (TP Hạ Long và Cẩm Phả, Vân Đồn), thậm chí lên tới hơn 10 m Bản Sen ở Vân Đồn. Toàn tỉnh có trên 3.000 hộ bị ngập, ước tổng thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng.
Các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy cứu hộ người dân phường Hà Tu,
TP Hạ Long. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Trước tình trạng ngập lụt trên diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo trực tiếp (qua điện thoại) với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về thiệt hại nặng nề của tỉnh và đề nghị Trung ương hỗ trợ lực lượng.
Bộ Tư Lệnh Quân khu 3 đã cử thiếu tướng Trần Đình Kha - Phó tư lệnh trực tiếp đặt bộ chỉ huy tiền phương tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh để chỉ huy chiến sĩ và phương tiện giúp tỉnh cứu hộ, vận chuyển nhu yếu phẩm và di chuyển dân.
Bộ CHQS tỉnh đã huy động 2.880 cán bộ, 8 xe lội nước của Lữ đoàn 147 Hải Quân, 5 xuồng cứu hộ của Lữ đoàn 170 Hải quân, 29 xuồng cơ động, 3 tàu, 10 xuồng cao su cùng nhiều phương tiện của địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Bộ Công an cũng đã phân công trung tướng Phạm Quang Cử - Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Phó ban Chỉ huy PCTT và TKCN Bộ Công an cùng Lãnh đạo các Cục, Vụ liên quan và lực lượng của Bộ cùng Công an Quảng Ninh tham gia cứu hộ cứu nạn, giải quyết ách tắc giao thông.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%