Dân nhiều lần tự làm gác chắn không cho xe tải chở đất đá qua lại cày nát con đường từ quốc lộ 1 đến khu dân cư, đồng thời yêu cầu lãnh đạo xã đối thoại giải quyết.
Dân chặn xe tải, đòi đối thoại với lãnh đạo xã ở Phú Yên |
Hàng chục người dân ở Đá Dựng, thôn Bàn Nham Nam, xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa (Phú Yên) bức xúc, nhiều lần tự làm gác chắn không cho xe tải chở đất đá qua lại cày nát con đường từ quốc lộ 1 đến khu dân cư, đồng thời yêu cầu lãnh đạo xã đối thoại giải quyết.
Vụ việc tiếp tục tái diễn từ chiều 31/10, chính quyền xã Hòa Xuân Tây phải cử lực lượng công an đến hiện trường bảo vệ an ninh trật tự. Theo người dân, trước đó, ngày 24/10, họ cũng đã chặn các xe tải liên tục chở đất chạy trên con dường này. Lãnh đạo xã hứa tổ chức đối thoại với dân để tìm giải pháp ngăn chặn, nhưng đến nay chưa được giải quyết.
Con đường đấu nối từ quốc lộ 1 đến khu dân cư Đá Dựng dài 3,2km, rộng 3,5m, được thảm nhựa cách đây gần 10 năm để phục vụ thi công hồ chứa nước Đồng Khôn. Sau đó, con đường này trở thành đường dân sinh của người dân trong vùng.
Ông Lê Đức Anh Huy, người dân ở đây cho biết, để bảo vệ đường, UBND xã Hòa Xuân Tây đã cho làm gác chắn tại đoạn gần quốc lộ 1, hạn chế xe tải trọng trên 2,5 tấn qua lại, nhưng sau đó lại cho tháo dỡ. Vì vậy, khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi ngày con đường này phải “gồng mình” gánh nhiều lượt xe tải trọng lớn ra vào các mỏ đá cách khu dân cư hơn 300m để chở đá phục vụ các công trình xây dựng, khiến đường hư hỏng nghiêm trọng.
Gần 1 năm nay, con đường này tiếp tục phải “gánh” thêm nhiều xe tải trọng trên 10 tấn của một số Doanh nghiệp vào chở đất san lấp mặt bằng phục vụ dự án Mở rộng quốc lộ 1, làm đường càng xuống cấp trầm trọng hơn.
“Người dân phải sống, đi lại trong tình trạng đường mưa sình, nắng bụi. Trong khi đó, mỗi ngày có khoảng 40 lượt xe tải qua lại con đường này phải đóng “lộ phí” cho xã từ vài chục đến 100.000 đồng/lượt, tùy xe tải trọng lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, hàng năm, xã không đầu tư sửa chữa mà để đường ngày càng hư hỏng nặng hơn", ông Huy bức xúc.
Ông Nguyễn Ngon, chủ tịch UBND xã Hòa Xuân Tây thừa nhận, việc người dân phản ánh thực trạng đường xuống cấp là hoàn toàn đúng. Theo ông Ngon, do nhu cầu sử dụng vật liệu để xây dựng các công trình của huyện, tỉnh, nên xã phải cho xe tải chạy qua con đường này và tiến hành thu phí để tu bổ. Hiện xã cũng đã có kế hoạch bê tông đường đến khu dân cư Đá Dựng, nhưng người dân phải chờ thêm một thời gian nữa vì chở xi măng tỉnh cấp.
“Trong tuần tới, sẽ trực tiếp đối thoại với 68 hộ ở khu dân cư Đá Dựng để người dân hiểu rõ vì sao tuyến đường này chậm được bê tông”, ông Ngon, nói.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%