Ăn táo được kẹp vào nách, nhổ nước bọt vào mặt, nhịn đi vệ sinh... là những tập tục 'kỳ quái' trong các đám cưới, hẹn hò trên thế giới.
Phong tục kỳ quái trong đám cưới trên thế giới |
Indonesia: Nhịn đi tiểu
Đại diện Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản mới đây đã tiết lộ tập tục trong lễ cưới của cộng đồng Tidong ở Indonesia mà trước đây chưa được biết đến.
Khi các cặp đôi ngày đầu tiên trở thành vợ chồng, họ phải đối mặt với một bài kiểm tra vô cùng khó về sự chịu đựng cả về thể chất và tinh thần. Nếu họ thất bại, thì hôn nhân gia đình của họ sẽ là một thảm họa. Và việc đó chính là sau khi kết hôn, cô dâu và chú rể phải tránh đi vào nhà vệ sinh cho 72 giờ, điều này làm cho tuần trăng mật cực kỳ khó chịu.
Phong tục này còn khiến vợ chồng mới cảm giác tồi tệ hơn khi họ còn bị các thành viên trong gia đình theo dõi để kiểm chứng sự trung thực. Chỉ khi vượt qua thử thách, các cặp vợ chồng mới được công nhận là sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân.
Áo: Ăn lát táo đã kẹp vào nách
Trong thế kỷ 19, ở một số vùng, phụ nữ Áo thường kẹp những lát táo trong nách của họ trong khi nhảy. Khi điệu nhảy kết thúc, họ sẽ mang những lát táo đã thấm mồ hôi nách này cho người mà họ yêu, nếu anh chàng sẵn sàng ăn lát táo có mùi cơ thể này thì họ có thể bắt đầu mối quan hệ công khai.
Phần Lan: Trao dao puukko
Một nghi thức ở thế kỷ 19 trong lĩnh vực hôn nhân, đó là khi con gái trong nhà đã sẵn sàng cho hôn nhân thì ông bố sẽ thông báo cho cộng đồng biết và người con gái này sẽ được giao một vỏ bọc của dao puukko (dao truyền thống của dân tộc).
Và khi một chàng trai có tình cảm, muốn bày tỏ với cô gái thì anh sẽ trượt dao puukko vào vỏ bọc của cô ấy. Nếu cô gái thích chàng trai thì cô sẽ giữ con dao lại. Điều này chứng tỏ cô gái quan tâm tới anh ta và thông báo cho cộng đồng.
Trung Quốc: Khóc trước đám cưới
Theo Wonderlist, người Thổ Gia, Trung Quốc khóc triền miên suốt 30 ngày trước hôn lễ. Đầu tiên là cô dâu khóc, tiếp đến 10 ngày sau là mẹ cô dâu, 10 ngày sau nữa là đến bà cô dâu. Tất cả các phụ nữ trong gia đình khóc ròng nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày. Họ khóc không phải vì buồn, mà đây là biểu hiện của niềm vui và tình cảm.
Thực tế họ cho rằng đây được coi là một dấu hiệu của sự sinh sản và nuôi dạy con tốt, vì vậy mà cô dâu bị cười nhạo nếu cô không khóc.
Ấn Độ: Bắt cóc chú rể
Một nghi lễ được cho làm giảm cơ hội chọn bạn đời của phái mạnh đó là việc 'bắt cóc chú rể' phổ biến ở các tiểu bang Bihar, Ấn Độ.
Một viên cảnh sát ở đây cho biết có hơn một ngàn chú rể bị bắt cóc trong vòng mười một tháng. Các gia đình có con gái mong các cô sớm lấy chồng và với do phong tục 'cướp rể' này cùng với sự nghèo khó ở đây càng khiến việc này diễn ra nhiều hơn.
Mặc dù một số khu vực của bang Bihar số phụ nữ ít hơn đàn ông, nhưng do của hồi môn là một vấn đề khó ở nơi cái nghèo vẫn đang chiếm lĩnh thì cách 'bắt cóc chú rể' để thay bằng trả tiền hồi môn là một cách hợp lý.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%