Sau 3 năm không có ca bệnh, thời gian qua bệnh sởi lại bất ngờ quay lại tấn công trẻ em và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không kịp thời ngăn chặn.
Tổn thương da do sởi |
Bệnh có nguy cơ lây lan trên diện rộng
Theo thống kê của Phòng Kế hoạc tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, từ khoảng đầu tháng 12/2013 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 65 trường hợp mắc bệnh sởi. Số ca bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện đang có biểu hiện tăng dần. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, thời gian từ cuối tháng 12/2013 trở về trước, số cả bệnh nhập viện chỉ lẻ tẻ mỗi tháng vài ca, nhưng từ đầu tháng 1/2014 đến nay, số ca bệnh đang tăng dần với khoảng 5-10 trường hợp đến khám và điều trị mỗi ngày.
Bệnh viện Nhi đồng 1 đang là điểm nóng nhất của bệnh sởi. Theo các bác sĩ tại Khoa Nhiễm cho biết: “Khoảng một tháng nay, trung bình mỗi ngày tại khoa tiếp nhận và điều trị cho khoảng 15-20 trẻ mắc bệnh sởi. Trẻ này chưa kịp xuất viện thì trẻ khác đã phải nhập viện, nhiều trường hợp gặp biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm kết mạc mắt... phải nằm thở máy. Số ca nhập viện do loại bệnh này đến nay đã hơn 100 trường hợp nhưng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm”. Đặc biệt, tại bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trẻ còn dưới 9 tháng (chưa đến thời điểm tiêm phòng sởi) gây khó khăn ít nhiều cho chẩn đoán ban đầu.
Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương trong 1 tháng gần đây cũng tiếp nhận hơn 10 ca sởi, kèm biến chứng nặng của sởi như viêm phổi do suy giảm miễn dịch sau mắc sởi, số lượng ca bệnh nhiều hơn hẳn số lượng mắc sởi điều trị tại khoa những năm trước...
Hầu hết các ca nhiễm bệnh đều không được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi hoặc tiêm không đúng thời điểm.
Diễn biến bệnh
Thời kỳ ủ bệnh, trung bình 10-12 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.
Thời kỳ khởi phát còn gọi là thời kỳ viêm long. Đây là thời kỳ dễ lây nhất, kéo dài 4 -5 ngày. Các triệu chứng chính trong giai đoạn này là: sốt, có thể sốt nhẹ 38-38,5oC hoặc sốt cao 39-40oC, kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp. Biểu hiện viêm long là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh sởi. Bao gồm: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, nhiều dử mắt, tiêu chảy, khám họng có thể thấy dấu Koplik: những chấm trắng nhỏ nổi trong niêm mạc má màu đỏ, sung huyết đối diện với răng hàm thứ nhất. Những nốt này biến mất nhanh trong vòng 12-18 giờ sau khi xuất hiện.
Virut sởi hình cầu.
Thời kỳ toàn phát, còn được gọi là thời kỳ phát ban. Ban xuất hiện đầu tiên sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ ngực bụng và phần chi trên. Trong 24 giờ tiếp, ban lan ra sau lưng, hông và chi dưới. Trong vòng 2-3 ngày ban lan ra toàn thân. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất. Ban có khuynh hướng dính kết lại, nhưng xen kẽ có những khoảng da lành không bị tổn thương nằm giữa những vùng không bị phát ban. Trong các thể nhẹ, ban thưa thớt, không lan đến chân. Trong trường hợp nặng, ban dày gần như toàn bộ da bị che kín, ngay cả bàn tay bàn chân. Đôi khi có cả ban xuất huyết và có thể kèm theo xuất huyết ở mũi, miệng, ống tiêu hóa. Khi bắt đầu phát ban, nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, nhưng khi ban mọc đến chân thì nhiệt độ giảm. Ngoài ra còn có biểu hiện: hạch cổ và hàm có thể bị sưng lên, lách to, hạch màng bụng to gây đau bụng...
Thời kỳ hồi phục, thông thường sởi bay theo trình tự xuất hiện, để lại những vết thâm đen trên mặt da được gọi là vết vằn da hổ. Bệnh nhân ăn uống khá hơn, toàn trạng hồi phục dần nếu không có biến chứng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?