Đó là ý kiến của ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an về quy định xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Cả lực lượng chức năng lẫn người dân đều bối rối trong những ngày đầu thực hiện Nghị định 71 (Ảnh minh họa) |
Sửa cả thủ tục lẫn thuế, phí
Phóng viên: Sau cuộc họp của Bộ Công an với Bộ Tư pháp ngày 19/11, tới đây chúng ta sẽ sửa đổi các quy định như thế nào để tạo thuận lợi cho người dân thực hiện chuyển quyền sở hữu phương tiện?
+ Ông Trần Thế Quân: Vấn đề này còn phải nghiên cứu và lấy thêm ý kiến của các đơn vị liên quan. Nhưng có mấy hướng theo chúng tôi cần tập trung tháo gỡ, như đối với những xe đã qua nhiều đời chủ thì có thể thủ tục đăng ký sẽ đơn giản hơn. Ví dụ, chỉ cần người bán và người mua cuối cùng cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan thì sẽ cho đăng ký. Điều này cũng phù hợp với luật dân sự, vì người mua và người bán đã cam kết nếu có rủi ro gì thì họ tự chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, đấy chỉ là một ví dụ thôi chứ bây giờ tôi cũng chưa thể khẳng định được sẽ sửa quy định theo hướng nào. Nhưng chắc chắn một điều là phải đơn giản hóa các thủ tục để phù hợp thực tế hơn và quan trọng là dễ cho người dân.
Nhưng nếu muốn đơn giản hóa các thủ tục, chúng ta sẽ phải sửa đổi hàng loạt quy định pháp luật. Bộ Công an có sẵn sàng kiến nghị sửa đổi?
+ Bộ Công an không ngại gì cả, miễn sao việc sửa đổi đó tạo thuận lợi hơn cho cả người dân và cơ quan quản lý. Hiện chúng tôi cũng đang trong quá trình nghiên cứu rút gọn các thủ tục để giảm phiền hà cho người dân.
Người dân sẽ không ngần ngại sang tên đổi chủ khi thủ tục đăng ký xe ngày càng đơn giản. Trong ảnh: Đợi cấp biển số xe tại Đội Đăng ký xe quận 5, TP.HCM. Ảnh: HTD
Nhưng nếu thuế, phí vẫn cao như hiện nay, người dân sẽ ngại không chủ động đi sang tên đổi chủ?
+ Đúng là nếu lệ phí quá cao sẽ khiến người dân không chịu chuyển quyền sở hữu phương tiện, nhất là trong điều kiện đời sống khó khăn như hiện nay. Ví như, hiện mức lệ phí đăng ký xe của Hà Nội cao gấp nhiều lần các địa phương khác, vì thế người dân Hà Nội sẽ đi đăng ký ở các tỉnh, thành khác và xe lại mang tên người khác. Vấn đề này trước đây Bộ Công an đã có công văn kiến nghị nhưng Bộ Tài chính chưa đồng ý, bây giờ phải tiếp tục đề nghị thêm.
Xem xét lại việc phạt
Nếu người dân mua bán xe lâu rồi, giờ mới đi chuyển quyền sở hữu thì theo quy định, họ sẽ bị phạt hành chính. Như vậy có bất hợp lý không?
+ Điều này phải tùy thuộc vào thời điểm vi phạm. Chẳng hạn, anh vi phạm sau khi Nghị định 71 có hiệu lực thì anh bị xử phạt theo Nghị định 71. Còn nếu anh vi phạm trước đó thì phải áp dụng các nghị định trước theo nguyên tắc có lợi cho người dân.
Nhiều ý kiến cho rằng nên tạm dừng xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ theo Nghị định 71 trong một thời gian nhất định...
+ Đây cũng là một hướng mà các cơ quan đã bàn đến và dự định sẽ kiến nghị (có thể áp dụng ba tháng, sáu tháng, thậm chí dài hơn) để mọi người thực hiện. Sau giai đoạn đó cứ đúng luật mà làm, ai vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm.
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?