Vì lợi dụng chức vụ, nhận 5 tỷ đồng tiền “cảm ơn” của đối tác kinh doanh, nguyên phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn đã phải trả giá đắt.
|
Ngày 25/5, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Đoàn Tiến Dũng (SN 1956) ở phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng và Trần Thị Thanh Bình (SN 1973) ở phường Điện Biên, Lê Chân, Hải Phòng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi.
Hai bị cáo tại tòa.
Ông Đoàn Tiến Dũng được bổ nhiệm làm giám đốc BIDV Hải Phòng từ năm 2002. Ngày 18/8/2008 ông này được điều động làm phó tổng giám đốc BIDV Việt Nam.
Khi làm giám đốc BIDV Hải Phòng, Dũng đã giải quyết cho Công ty CP dệt may xuất khẩu Hải Phòng và Công ty TNHH V.K Hải Phòng (CTVK) do anh Hoàng Văn Khánh làm tổng giám đốc vay 45,482 tỷ đồng thông qua hai hợp đồng tín dụng dài hạn (một hợp đồng vay 28 tỷ, 1 hợp đồng vay 17,482 tỷ) bằng hình thức thế chấp tài sản, trong đó có kho bãi container và tài sản trên đất tại khu vực Đầm Mắm, quận Hải An, Hải Phòng (xin gọi tắt là Bãi contairner).
Đầu năm 2009, hai công ty của Khánh gặp khó khăn. Để có tiền chi trả các khoản vay của Ngân hàng và ổn định phát triển sản xuất, CTVK có nghị quyết về việc chuyển nhượng kho bãi containet và ủy quyền cho anh Khánh làm việc với BIDV Hải Phòng và làm các thủ thục cần thiết.
Sau đó, Khánh đã làm việc với BIDV Hải Phòng xin được nhượng dự án kho bãi container của công ty hiện đang thế chấp tại BIDV Hải Phòng.
Ngày 17/4/2009, BIDV Hải Phòng đã tổ chức cuộc họp gồm ban giám đốc và một số trưởng phòng liên quan. Cuộc họp này có ông Đoàn Tiến Dũng tham dự. Cuộc họp thống nhất cho công ty của Khánh chuyển nhượng kho bãi container như đề nghị của công ty.
Sau đó qua sự giới thiệu của Đoàn Tiến Dũng, CTVK đã thống nhất chuyển nhượng toàn bộ dự án kho bãi container cho công ty cổ phần dầu khí A. Hải Phòng do anh Trần Minh Loan làm chủ tịch HĐQT với giá chuyển nhượng là 57 tỷ đồng sẽ được dùng tất toán hợp đồng vay vốn trước đó hết 14 tỷ đồng. CTVK sẽ được rút 25 tỷ đồng, số tiền còn lại gần 17 tỷ đồng sẽ được quyết toán một phần tiền gốc và tiền lãi vay của một hợp đồng vay khác của CTVK trước đó.
Ngày 22/4/2009, CTVK và Công ty CP dầu khí A. Hải Phòng ký hợp đồng liên quan tới việc mua bán tài sản gắn liền với dự án kho bãi container. Trong việc mua bán này, Đoàn Tiến Dũng yêu cầu Khánh phải chi tiền cho Dũng. Sau đó, Dũng đã chỉ đạo Bình nhận ba lần tiền của CTVK với tổng số tiền là 5,2 tỷ đồng.
Ngày 23/4/2009, CTCP dầu khí A. Hải Phòng chuyển 7 tỷ đồng trả CTVK bằng hình thức chuyển khoản mở tại BIDV Hải Phòng. Theo yêu cầu của Tiến Dũng, Thanh Bình yêu cầu CTVK ký quỹ ủy nhiệm chi 2 tỷ đồng. Số tiền này Bình yêu cầu chuyển vào tài khoản của chị Mến, một người bạn của Bình. Sau khi nhận được 2 tỷ, Mến đã rút tiền đưa cho Bình.
Ngày 18/5/2009, cũng với hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Mến, Bình đã nhận 1 tỷ đồng.
Bằng hình thức thanh toán tiền qua Bình, cơ quan điều tra kết luận Dũng đã nhận của Khánh 4 tỷ. Cho tới ngày 2/2/2009, Khánh mang 1 tỷ tới quán phở giao cho Dũng. Khi Dũng cầm túi tiền mang ra xe ô tô đỗ ngoài đường thì bị cơ quan điều tra phát hiện, bắt quả tang.
Tại tòa, bị cáo Dũng cho rằng, mình có giới thiệu Trần Minh Loan mua dự án kho bãi container. Việc Khánh đưa tiền 4 tỷ cho Dũng là anh này tự nguyện “cảm ơn” vì có công giới thiệu khách mua dự án với giá cao. Sở dĩ việc giới thiệu bán được dự án container này với giá 57 tỷ là cao vì trên thực tế, diện tích sử dụng của bãi có giấy tờ hợp lệ là hơn 2ha. Một công ty khác đã chỉ trả 37 tỷ đồng, trong khi Dũng giới thiệu cho công ty anh Loan mua với giá 57 tỷ là được giá. Việc này chính anh Loan thừa nhận. Việc anh Loan thanh toán tiền 57 tỷ cho công ty của Khánh là hoàn toàn công khai, đúng pháp luật. Việc Khánh hứa cảm ơn Dũng thế nào thì anh này không hay.
Trong vụ án này, Thanh Bình bị lôi vào cuộc nhận tiền hộ vì chị này, Dũng và Khánh có quan hệ thân thiết với nhau nên chị ta nhận hộ tiền.
Số tiền 1 tỷ đồng Đoàn Tiến Dũng nhận của anh Khánh ngày 2/2/2010 là “quà” của anh Khánh biếu, do Dũng đã giúp đỡ anh Khánh nhiều trong việc vay vốn của Ngân hàng và làm ăn kinh tế.
HĐXX nhận định, trên thực tế, việc thế chấp của Khánh đối với BIDV Hải Phòng sau khi bán sẽ được tái chấp và trả lại số tiền thừa ra cho CTVK. BIDV khẳng định Dũng không có quyền tác động đối với BIDV Hải Phòng. Nhưng vì đã từng làm việc ở BIDV Hải Phòng và lại là cấp trên nên việc bị cáo Dũng có tham gia tác động BIDV Hải Phòng giải ngân là có. Khánh đưa Dũng 4 tỷ trước và đưa 1 tỷ sau đó cho vị phó tổng giám đốc này dù không bị ép buộc nhưng ở địa vị đó, Dũng nhận vẫn là hành vi trục lợi. Nếu Dũng ép Khánh đưa tiền thì việc truy tố đối với bị cáo đã phải là tội cưỡng đoạt tài sản. Như vậy, đủ cơ sở kết luận Dũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn trục lợi 5 tỷ đồng.
Sau khi xem xét, chiều 29/5, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Dũng 15 năm tù, Bình 6 năm tù giam.
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%