Nhân vật, thậm chí cả lời thoại hài hước từ hai bộ phim truyền hình Mỹ là Friends (Những người bạn) và The Big Bang Theory (Thuyết Big Bang) rất giống nhau.
Phân cảnh giống nhau giữa Ipartment (trên) và Friends (dưới). |
Bộ phim truyền hình Ipartment của Trung Quốc xoay quanh một giảng viên đại học, một phát thanh viên và một tay nghiện máy vi tính cùng sống trong một tòa nhà ở Thượng Hải (Trung Quốc). Nó tương tự câu chuyện hài hước trong Friends của Mỹ lấy bối cảnh thập niên 1990, xoáy vào cuộc đời một vị giáo sư đại học, một nam diễn viên truyền hình và một tay chơi đàn guitar.
Cảnh trong Ipartment
Trong Friends
Ipartment do Công ty sản xuất phim Thượng Hải quay năm 2009 và đang được phát sóng ở Trung Quốc. Những người xem phim đã rất ngạc nhiên khi thấy sự giống nhau kỳ lạ giữa Ipartment và Friends. Ngoài ra, Ipartment còn có một số cảnh giống The Big Bang Theory. Khán giả thông tin chuyện này trên mạng và nhiều người chỉ trích thậm tệ cách “đạo” rõ rệt này. Thậm chí, họ còn kèm theo những hình ảnh chỉ rõ sự giống nhau trên.
“Chẳng lẽ phim Ipartment chỉ dành cho những người sinh năm 1990, chưa xem qua Friends bao giờ?" - một cư dân mạng Trung Quốc đặt nghi vấn trên trang mạng xã hội Twitter và Weibo.
Một người khác thì lại chỉ rõ lời thoại và bối cảnh Ipartment giống y của phim truyền hình Mỹ. Theo tờ The Global Times thì nhà sản xuất phim trên đã thừa nhận có mượn lời thoại hài hước từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, người này bác bỏ việc đạo phim Mỹ và cho rằng truyền hình hài hước thường có cùng mô-típ và họ chỉ phát triển trên cái sườn chung.
Gần đây, Trung Quốc quan tâm nhiều đến chuyện siết chặt quản lý truyền hình bằng lệnh cấm làm lại các chương trình nước ngoài. Lệnh cấm trên là một trong 6 hướng dẫn mới do Cục Phát thanh, truyền hình và phim truyện Trung Quốc ban hành, bắt đầu có hiệu lực trong vài ngày gần đây.
Theo đó, cơ quan quản lý này còn ra lệnh cắt bớt những cảnh xung đột gia đình và tình huống hài hước trong các bộ phim lịch sử. Trong những phim về cuộc cách mạng Trung Quốc cũng phải phân biệt rõ nhân vật anh hùng và phản diện. Những tác phẩm truyền hình được chuyển thể từ các trò chơi trực tuyến bị cấm vì nội dung bạo lực chứa đựng trong đó.
Trung Quốc theo định kỳ lại đưa ra những quy định mới nhằm kiểm soát các kênh truyền hình quốc gia. Năm 2002, Trung Quốc cũng không cho chiếu phim Vườn sao băng phiên bản Đài Loan vì lo ngại lối sống xa hoa của nhóm F4 có thể gây ra những suy nghĩ lệch lạc trong giới trẻ. Bên cạnh lệnh cấm, cơ quan quản lý nước này đề nghị tăng các chương trình an toàn công cộng, tề gia nội trợ.
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Quách Tuấn Du lên tiếng về tin đồn qua đời vì tai nạn
- Vượt Tom Cruise, chàng trai trẻ trở thành người đàn ông đẹp nhất thế giới năm 2024
- Diệp Lâm Anh đăng đàn kể chuyện cho vay cả tỷ, Đàm Thu Trang bình luận gây chú ý
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?