Phi công Ukraine nghi bắn hạ MH17 lộ diện
Chủ nhật, 11/01/2015 21:40

Theo Daily Mail, những hình ảnh đầu tiên về viên phi công mà lực lượng nổi dậy ở Ukraine cáo buộc là người bắn rơi máy bay MH17 vừa được hé lộ.

Phi công Ukraine nghi bắn hạ MH17 lộ diện

Phi công Ukraine nghi bắn hạ MH17 lộ diện

Đối mặt điều tra chính thức
 
Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan có chức năng tương đương với FBI của Mỹ đang kêu gọi Đại úy Vladislav Voloshin thực hiện một bài kiểm tra phát hiện nói dối và đối mặt với điều tra chính thức sau khi cho biết đang sở hữu những bằng chứng thuyết phục chống lại sự vô tội của anh.

Uy ban này có được tên của đại úy Voloshin từ một nguồn tin của một “nhân chứng bí mật” thuộc căn cứ không quân Dnipropetrovsk.

Nhân chứng cho biết viên phi công mới gần 30 tuổi này đã lái một chiếc máy bay chiến đấu Su-25 có trang bị tên lửa cất cánh hôm 17/7/2014, rồi trở về mà không còn quả tên lửa nào không lâu sau khi chiếc Boeing 777 bị bắn hạ trên bầu trời Đông Ukraine.
 
Kênh truyền thông của lực lượng nổi dậy thân Moskva ở Đông Ukraine đã gọi Voloshin là “phi công bắn rơi MH17” và đưa ra những đoạn phim tư liệu về anh với tên gọi “đao phủ tương lai.”

Đại úy Vladislav Voloshin, người bị cáo buộc bắn hạ máy bay MH17. (Nguồn: DM)

Hãy để Voloshin thực hiện bài kiểm tra phát hiện nói dối với các chuyên gia Malaysia hoặc Hà Lan. Đại diện của Ủy ban Điều tra Nga sẵn sàng tới Ukraine với tất cả các thiết bị cần thiết để kiểm tra phi công Voloshin và những người khác có thể biết điều gì đó về vụ tai nạn,” người phát ngôn của ủy ban điều tra, ông Vladimir Markin cho biết.

Ủy ban Điều tra cũng yêu cầu quân đội Ukraine công bố nhật ký bay ngày 17/7/2014 và cho phép Nga tra hỏi những nhân viên kiểm soát không lưu.

Chúng tôi đang chờ hồi âm từ cơ quan tình báo Ukraine (SBU),” Markiyan Lubkivskyi, một quan chức của SBU thì cực lực khẳng định Voloshin không hề tham gia không chiến vào ngày 17/7/2014, ngày mà MH17 bị bắn rơi, cũng như không hề dùng vũ khí để nhắm vào các mục tiêu trên không trong cuộc xung đột.

Sỹ quan đã không hề cất cánh ngày hôm đó, và máy bay của anh ta thì phải sửa chửa vì hư hại trong khi hạ cánh hôm 16/7/2014,” ông Lubkivskyi cho biết và buộc tội Moskva đang muốn làm Ukraine mất uy tín. Ông cũng cho biết Voloshin phủ nhận việc anh ta đã bắn MH17. Hiện viên phi công vẫn chưa có tiếp xúc trực tiếp với giới truyền thông.

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine, ông Oleksandr Turchynov cho rằng Moscow đang tìm cách “che đậy những tội lỗi chính mình gây ra, trong đó có những tội chống lại thường dân.”

Ông nhận định: “Một loạt bằng chứng, bao gồm hình ảnh từ vệ tinh cho thấy những nhóm khủng bố do Nga điều khiển đã bắn hạ chiếc máy bay chở khách. Họ đã dùng hệ thống tên lửa đất đối không BUK của Nga.”

Đưa "người thổi còi" vào chương trình bảo vệ nhân chứng

Chính quyền Moskva đã ra lệnh đưa “người thổi còi” (cách gọi khác của đồng đội Voloshin tiết lộ vụ việc, báo Nga gọi biệt danh là Alexander) của họ vào chương trình bảo vệ nhân chứng để tránh việc anh ta bị Ukraine xử tử.

Nhân chứng có thể sẽ gặp nguy hiểm, vì thế các nhân viên điều tra đang cân nhắc việc đưa anh ta vào chương trình bảo vệ,” ông Markin cho biết. Nhân chứng hiện cũng đang sử dụng tên giả.

Một nhân chứng bí mật tại căn cứ không quân Dnipropetrovsk đã tiết lộ danh tính của Voloshin. (Nguồn: DM)

Anh ta cho biết đã “tự mình” nhìn thấy máy bay chiến đấu của Voloshin mang theo tên lửa R-60, loại tên lửa mà cả máy bay Su-25 cũng không thường được trang bị, và trở về mà không còn quả tên lửa nào.
 
Markin khẳng định lời khai của những nhân chứng khác nói rằng “không lâu trước khi máy bay rơi, họ đã trông thấy một máy bay chiến đấu bay rất gần chiếc máy bay chở khách.”

Sáu tuần sau khi máy bay MH17 gặp nạn, máy bay của Voloshin đã bị bắn hạ ở miền Đông Ukraine. Viên phi công đã thoát ra và trốn khỏi vùng kiểm soát của quân nổi dậy.

Voloshin từng tốt nghiệp Đại học Không quân Kharkiv. Hai ngày sau khi máy bay của mình bị rơi, anh nằm trong số những người được Tổng thổng Petro Poroshenko trao Huân chương Dũng cảm.

Nga vào cuộc từ lâu, đồng đội tiết lộ những gì?

Ủy ban Điều tra Nga đã vào cuộc từ lâu, quyết làm ra lẽ vụ MH17, sau khi truyền thông Nga công bố các bằng chứng kết tội Su-25 Ukraine bắn hạ MH17.

Trước đó, ngày 22/12/2014, tờ "Komsomolskaya Pravda" của Nga đã đăng tải những thông tin chấn động về thủ phạm đã dẫn đến tai họa trên là máy bay chiến đấu Su-25 của không quân Ukraine.

Komsomolskaya Pravda cũng đã cho đăng tải bài phỏng vấn một phi công Ukraine mang biệt danh “Alexander”. Theo như chia sẻ của anh, tòa soạn báo quyết định không công bố các thông tin cá nhân của “Alexander” bởi vì họ hàng anh vẫn đang sống ở Ukraine nên anh ta lo sợ bị trả thù.

Một mình đi tới trụ sở tòa soạn báo Komsomolskaya Pravda, phi công Alexander (biệt danh mà anh cung cấp cho các phóng viên) đã quyết định công bố danh tính của “người đồng đội” đã bắn hạ máy bay MH17.

“Alexander” cho biết, anh phải chạy sang Nga để công bố thông tin bởi tất cả mọi người đều bị Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và Lực lượng Vệ binh Quốc gia đe dọa. Ai cũng có thể bị trừng phạt bởi những câu nói bất cẩn hay bị bỏ tù bởi bất cứ nghi ngờ nào liên quan tới nếu bạn có ý thông cảm với Nga hay với phe ly khai.

Viên phi công “Alexander” cho biết, anh phản đối chiến dịch chống khủng bố và cũng không đồng tình với những chính sách của nhà nước Ukraine bởi anh cho rằng: cuộc nội chiến đó là hoàn toàn sai. Giết hại chính người dân nước mình là điều hoàn toàn không bình thường và anh không muốn giấu mãi bí mật động trời này.

Vào ngày 17/7/2014, phi công Alexander có mặt ở ngôi làng Aviatorskoye, thành phố Dnepropetrovsk thuộc lãnh thổ Ukraine. Vào thời điểm máy bay Boeing 777 gặp nạn, có các máy bay chiến đấu và trực thăng hiện diện ở đó. Chiến đấu cơ Su-25 cũng hàng ngày tiến hành các phi vụ ném bom ở vùng Donetsk và Lugansk.

Viên phi công trẻ mới gần 30 tuổi, từng học ở trường Không quân Kharkiv và đã được tổng thống Poroshenko trao huân chương Dũng cảm. (Nguồn: DM)

Phi công “Alexander” cho biết, trong số 8 máy bay có mặt ở đó, chỉ có hai máy bay được trang bị tên lửa không đối không. Các máy bay đã quần thảo khu vực đó cả buổi sáng hôm 17/7/2014.

Vào buổi trưa, trước khi MH17 gặp nạn, 3 máy bay chiến đấu đã xuất kích (“Alexander” không nhớ chính xác thời gian), 1 trong 3 chiếc này được trang bị tên lửa là chiếc Su-25.

“Alexander” cho biết, phi công lái chiếc Su-25 được cho là đã bắn hạ máy bay MH17 là đại úy Vladislav Voloshin. Anh ta kể đã tự mình tìm thấy mục tiêu, sau đó phóng tên lửa về phía nó. Sau khi tiêu diệt xong máy bay, Voloshin nói rằng, “chiếc máy bay đó (chỉ MH17) đã xuất hiện không đúng thời điểm và sai địa điểm”.

“Alexander” cho biết thêm, đại úy Voloshin khoảng 30 tuổi, nguyên thuộc căn cứ Nikolaev, được thuyên chuyển tới Dnepropetrovsk và những phi công được điều đến đây đều dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, Căn cứ Nikolaev đã từng một năm giành được danh hiệu đơn vị xuất sắc do chính quyền (Ukraine) trao tặng.

Và một điều quan trọng là sau khi chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH17 bị bắn rơi, mọi nỗ lực thảo luận về việc chiếc máy bay này bị bắn rơi đều bị ngăn lại. Có một số phi công biết được qua trao đổi nội bộ với nhau. Và sau thảm kịch đó, những phi công này vẫn tiếp tục các chuyến không kích như chưa có chuyện gì xảy ra.

Baodatviet.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu

Tag: may bay , mh17 , phi cong ban roi may bay , ban roi may bay mh17 , tin , bao