Phe ly khai đã tấn công hai tàu tuần dương của quân đội Ukraine ở cảng Azov, họ đã rất gần với việc làm chủ toàn bộ vùng biển này.
Hai con tàu của Ukraine đang làm nhiệm vụ trên biển Azov bị bắn cháy |
Chiến dịch hướng biển của quân ly khai
Quân ly khai đã tấn công hai con tàu tuần dương của Chính phủ Ukraine khi hai con tàu này đang làm nhiệm vụ trên biển Azov gần Novoazovsk. Quân đội Ukraine không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc, nhưng một số nguồn tin nói là ít nhất 1 con tàu tuần dương đã bốc cháy và 6 binh sỹ đã bị thương phải nhập viện.
Cuộc tấn công này đánh dấu việc lực lượng ly khai đã ở rất gần với việc kiểm soát vùng biển này và quân đội Ukraine đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ tập kích từ biển. Theo các quan chức quốc phòng Ukraine, quân ly khai đã có những loại tên lửa với tầm bắn đủ để đáp ứng yêu cầu đất đối hải nhằm vào các tàu chiến của họ.
Việc quân ly khai tấn công vào các thành phố từ Mariupol cho đến Novoazovsk đã thể hiện một ý đồ quân sự rất rõ ràng. Từ đây lực lượng ly khai đang triển khai các cuộc tấn công tràn xuống hướng nam nhằm vào thành phố Melitopol, về phía bắc giải phóng được vùng rộng lớn trải dài từ Lugansk, Donetsk, Mariupol đến bán đảo Crimea (hiện thuộc Nga).
Nếu chiến dịch này thành công, quân đội ly khai sẽ có hai nguồn hậu thuẫn từ phía bắc sáp biên giới Nga và phía nam là bán đảo Crimea. Quân ly khai có thể dựa vào biển Azov để làm thế đứng chân tiến lên làm chủ khu vực đất liền đang giao tranh.
Rất có thể chiến dịch tiếp theo sẽ nhằm vào Slavyansk, một thành trì của lực lượng thân Nga đã bị chính phủ Ukraine kiểm soát hồi tháng 7/2014. Hiện tại, quân đội Ukraine đã tập trung một lực lượng lớn để phòng thủ. Cả thành phố đã trở thành công sự.
Ngoài ra, Azov còn là một vùng biển rộng lớn ở Biển Đen, có những trữ lượng mỏ dầu rất hấp dẫn.
Ly khai không chấp nhận là một phần của Ukraine
Trước những thắng thế trên chiến trường vào thời điểm hiện tại, ngày 1/9/2014, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, ông Alexander Zakharchenko khẳng định không có chuyện những người ly khai muốn tiếp tục là một phần của Ukraine, dù theo cơ chế liên bang.
Ông Zakharcheko khẳng định: "Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) không hề nhắc đến quy chế liên bang hay vấn đề vẫn tiếp tục trở thành một phần của Ukraine. Các đại diện của DPR và LPR đến Minsk để đàm phán về vấn đề trao trả tù binh, họ không được phép có những tuyên bố vượt ngoài quyền hạn của mình."
Trước thông tin từ phía Ukraine cung cấp với báo giới rằng lực lượng ly khai có thể xem xét đàm phán trở thành các bang của Ukraine nếu thay đổi thể chế từ Cộng hòa thành Liên bang, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đánh giá: "Không biết từ đâu xuất hiện thông tin này. Có lẽ Kiev muốn điều ấy. Nhưng Donetsk và Lugansk không muốn tự do trong khuôn khổ. Thông tin mà Kiev nói là thiếu thực tế."
Một tay súng ly khai tại Donetsk
Chính quyền Ukraine đã đưa ra đề xuất ngừng bắn gồm 15 điểm, trong đó có việc ngừng sử dụng vũ khí hạng nặng, tuy nhiên phía ly khai chưa có hồi đáp cho đề xuất này.
Kiev loay hoay đổ lỗi cho Nga
Trong một diễn biến khác, Ukraine đang nỗ lực biện minh cho sự thất bại của mình trên chiến trường và kêu gọi sự ủng hộ của phương Tây bằng cách tiếp tục đổ lỗi cho Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valeriy Geletey cho biết: "Nga đang phát động một cuộc chiến tranh mà trên đó hàng trăm nghìn người dân đang treo tính mạng. Cuộc chiến đó đã đứng trước cửa nhà, đây sẽ là một cuộc chiến mà châu Âu chưa từng thấy bao giờ từ Chiến tranh thế giới thứ hai."
Lời buộc tội này được đưa ra ngay sau khi Kiev thất thủ ở sân bay Lugansk, một sân bay mang tính chiến lược ở miền Đông.
Kiev cũng chỉ trích rằng trong chiến dịch quân sự vừa qua của Nga, quân ly khai đã mượn đường đi vòng qua lãnh thổ Nga để tập kích vào các thành phố ở miền Đông sát biên giới Nga, thay vì phải đối đầu với các khu vực do quân đội nước này kiểm soát. Đó cũng là một sự ủng hộ rất lớn mà Nga dành cho người ly khai.
Quân đội Ukraine chuẩn bị phòng thủ ở Mariupol
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng đưa ra nhiều cáo buộc về việc Nga đang xâm lược họ, và kêu gọi EU cũng như Mỹ viện trợ vũ khí. Tuy nhiên, chưa một sự hỗ trợ quân sự nào được đưa ra trong các lần thương nghị của phương Tây.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Ngoại trưởng Italy Federica Mogherini, ngày 1/9 tuyên bố EU sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề Ukraine bằng con đường ngoại giao chứ không tìm kiếm một giải pháp quân sự.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Corriere della Sere, bà Mogherini cho rằng giải pháp ngoại giao "phù hợp nhất với lợi ích không chỉ của Ukraine mà còn của cả Nga và châu Âu."
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại một mực khẳng định chính quyền Kiev không chịu đàm phán hòa bình với quân ly khai.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?