Pháp luật Việt Nam không có quy định về lễ đính hôn
Thứ sáu, 06/07/2012 14:55

Chị tôi có một người bạn trai là Việt kiều Úc (đã nhập quốc tịch Úc). Hai người định làm lễ đính hôn rồi sang năm sẽ chính thức kết hôn. Nhưng khi gia đình tôi xin phép xã tổ chức lễ đính hôn thì không được chấp thuận.

Lễ đính hôn (còn gọi là lễ hỏi) chỉ có tính chất truyền thống, tập quán và không có giá trị pháp lý.

Lễ đính hôn (còn gọi là lễ hỏi) chỉ có tính chất truyền thống, tập quán và không có giá trị pháp lý.

Xin hỏi, xã từ chối như vậy là đúng hay sai?

Đỗ Đại Hiệp (Xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang)

Trả lời: Pháp luật Việt Nam không hề có quy định về việc đính hôn. Lễ đính hôn (còn gọi là lễ hỏi) chỉ có tính chất truyền thống, tập quán và tuy không có giá trị pháp lý nhưng cũng không có gì sai pháp luật. Cho nên, người dân có quyền làm hoặc không làm. Còn về việc xin phép chính quyền địa phương tổ chức lễ thì không cần thiết. Theo Luật số 101/SL- L003 ngày 20- 5- 1957 về quyền tự do hội họp và Nghị định số 257 ngày 14/6/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành, đã quy định: Không phải xin phép đối với “các cuộc hội họp có tính chất gia đình, giữa thân thuộc, bạn bè”. Cụ thể là: Không phải xin phép và không phải báo trước với chính quyền nơi hội họp đối với những trường hợp “cưới hỏi, ma chay hoặc giỗ tết”. Đối với những cuộc hội họp có tính chất gia đình, giữa thân thuộc bạn bè, nói chung không phải xin phép, tuy nhiên để đảm bảo việc giữ gìn trật tự an ninh chung, trường hợp này nếu có trên 20 người tham dự thì phải báo trước với UBND cơ sở (phường, xã, thị trấn).

Như vậy, sự từ chối, không cấp giấy phép cho đôi nam nữ tổ chức lễ đính hôn của địa phương (xã) là phù hợp pháp luật. Bởi vì, pháp luật không quy định việc này.

Luật gia Nguyễn Văn Khôi (Trung tâm Tư vấn pháp luật tại Tp. Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Luật gia Việt Nam).

Công Lý
Tag: Quy định về lễ đính hôn , Luật hôn nhân , Đính hôn , Lễ ăn hỏi , Tư vấn luật