Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ và tiếc cho vụ án này vì trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tôi phát hiện ra rất nhiều chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo...
Năm Cam và các đệ tử ra hầu tòa |
Mặc dù vụ án Năm Cam (Trương Năm Cam) và đồng bọn đã được đưa ra xét xử cách đây hơn chục năm và Năm Cam đã bị thi hành án tử, người vợ yêu của "ông trùm" cũng đã theo ông ta về nơi xa lắm, nhưng đến tận bây giờ, vẫn còn rát nhiều điều bí ẩn về "ông trùm" này. Và cả chuyện, mời luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những thành viên trong gia đình giang hồ này.
Vị luật sư đầu tiên được gia đình "ông trùm" mời bảo vệ quyền và lợi ích cho chính "ông trùm" tại phiên tòa là luật sư Nguyễn Cẩm, hiện đang là Chủ nhiệm đoàn Luật sư TP. Hải Phòng, Ủy viên thường vụ ban chấp hành liên đoàn luật sư Việt Nam.
Con số khủng
Nhấp ngụm nước chè, luật sư Nguyễn Cẩm chầm chậm hồi tưởng, khống giấu vẻ hào hứng khi nhắc vụ án Năm Cam. Hồi đó, thời điểm 2002-2003, để xét xử vụ án này, ngoài lực lượng tư pháp như lãnh đạo, cán bộ của ngành tòa án, viện kiểm soát, công an... thì số lượng luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho các bị can, bị cáo với số lượng "khủng" nhất, (khoảng 70 luật sư tham gia bảo vệ cho các thân chủ).
Số lượng bị can bị cáo cùng nhiều nhất (lên tới 155 bị can, bị cáo). Họ bị truy tố về 24 tội danh. Trong suốt khoảng thời gian kéo dài hàng tháng, TP. Hồ Chí Minh và trại tạm giam công an tỉnh Tiền Giang là nơi "hội họp" của các luật sư. Riêng văn phòng luật sư của ông, có rất nhiều luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo trong vụ án này.
luật sư Cẩm cho biết: "Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người thấn, gia đình bị can Trương Năm Cam đã mời tôi bảo vệ cho ông ta. Sau đó, tòa án đã cấp giấy phép cho tôi được vào gặp bị can trong trại tạm giam. Thế nhưng, khi vào trại giam, tôi bị gây khó khăn. Rất lâu sau, mới thấy bị can Trương Năm Cam ra gặp.
Gia đình mời tôi, nhưng luật sư chỉ định cho Trương Năm Cam lại là luật sư Nguyễn Đăng Trừng. Dù đã có luật sư chỉ định nhưng gia đình Năm Cam vẫn chưa yên tâm, nên nhờ các mối quan hệ giới thiệu luật sư có uy tín, giỏi nghiệp vụ để giúp gia đình bào chữa nhằm mục đích giảm nhẹ tội cho Năm Cam.
Có một sự thật là ngày đó, ai bị vướng tên vào vụ án này rất sợ. Còn luật sư thì hình như "đua nhau chạy" để được tham gia vào vụ án này; Không biết có phải để oai, để tiếp cận với các tài liệu của vụ án, được "nổ" với báo chí hay không hay vì lí do khác?"
Luật sư Nguyễn Cẩm nhớ lại: "Đúng là có luật sư muốn oai thật. Tôi được gia đình mời vì họ thích luật sư Bắc. Văn phòng của tôi có đến 4 luật sư được mời tham gia vụ này. Tôi đã vào đó cùng với hai cộng sự khác, bỏ hơn 1 triệu đồng photo tài liệu, rồi phải thuê nhà để ở với mục đích rất nghiêm túc của nghề nghiệp."
Sự từ chối bất ngờ
Vì sao luật sư lại bị Năm Cam từ chối? Luật sư Cẩm cho biết: "Trước đó chính Năm Cam đồng ý để gia đình mời tôi tham gia bào chữa. Khi mời được rồi, các thủ tục tòa đã cấp cho tôi đầy đủ, tôi bất ngờ lần thứ hai gặp Năm Cam ở trại tạm giam công an Tiền Giang, bị Năm Cam từ chối không hợp tác".
Luật sư Nguyễn Cẩm - người đầu tiên gia đình Năm Cam "nhờ cậy".
Trước khi xuống tại gặp Năm Cam, tôi cũng lờ mờ hiểu ra sự việc nên trong quá trình làm việc, tôi luôn hỏi tâm tư, nguyện vọng của Năm Cam xem ý định của các bên thế nào. Sau vài tiếng đồng hồ gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với "ông trùm" này (từ đầu giờ đến gần cuối giờ - PV), nhưng không đưa lại kết quả như mong muốn.
Lúc này, không biết vì lý do gì, hay có sự tác động từ đâu, nhưng Năm Cam đã từ chối và không muốn tôi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Năm Cam trả lời rằng, đã có luật sư chỉ định rồi thì để luật sư chỉ định thực hiện, rất cảm ơn tôi vì đã vất vả những ngày qua.
Nói rồi Năm Cam đi vào trong rất nhanh, có vẻ không bình thường hay tiếc nuối gì đó. Chiều đó, tôi về TP. HCM, gặp gỡ người nhà Năm Cam và đề nghị thanh lý hợp đồng. Tôi không muốn trong lúc lao đao, họ lại phải vướng bận vì mình.
Lúc này, mọi người trong gia đình Năm Cam đã thi nhau thuyết phục và mong muốn tôi hay chờ đợi thêm một thời gian nữa để người nhà nhắn tin vào trong trại nói, Năm Cam chấp nhận, tiếp tục đề xuất với CQĐT, TAND cho tôi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Năm Cam. Tuy nhiên, mọi thứ đều bất lực.
"Tôi hiểu, Năm Cam rất muốn tôi tham gia nhưng sau đó chắc là có sự chỉ đạo ngầm, hoặc một sự thỏa thuận ngầm đằng sau nên Năm Cam kiên quyết từ chối. Điều bất ngờ là Năm Cam không nói rõ lý do thay đổi của mình làm gia đình họ thời điểm này rất rối. Chính tôi phải an ủi và thuyết phục họ để họ không bị áp lực về tâm lý."
Dừng lại một phút, luật sư Cẩm hồi tưởng: Lúc đó tôi đã rất mất nhiều thời gian, công sức từ việc gặp gỡ, xin tòa án cấp giấy, tiếp tới phải làm hàng loạt các thủ tục theo quy định của pháp luật mới được gặp gỡ Năm Cam.
Thế nhưng, do người ta không cần thuê luật sư nên ngay sau đó, tôi đã trả lại toàn bộ giấy tờ cho tòa án. Tuy nhiên, đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ và tiếc cho vụ án này vì trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tôi phát hiện ra rất nhiều chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo và thấy rõ một số tình tiết chưa được điều tra rõ ràng...
Chẳng hạn, cáo trạng truy tố tội giết người, nhưng tìm hiểu có nhiều chứng cứ buộc tội chưa chặt chẽ trong hồ sơ hay như cáo trạng truy tố tội Năm Cam chỉ đạo đối tượng Việt (đàn em Năm Cam) trốn đi Campuchia... là những tình tiết chưa thật sự thuyết phục...
"Thưa thí chủ, cha tôi tội có nặng lắm không?"
Một ngày cuối đông giá lạnh, chúng tôi gặp luật Cẩm trong văn phòng làm việc. Tuy tuổi đã cao, tai có triệu chứng của sự nặng - nhẹ, nhưng câu chuyện nghề ông kể thì cư như thước phim quay chậm, rành mạch, rõ ràng.
Khi biết tin "ông trùm" từ chối, gia đình mời ông bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con rể là Hiệp "phò mã". Thế nhưng ông thích làm luật sư bảo vệ cho "ông trùm" hơn. Vì theo lý giải của vụ luật sư này, "ông trùm" mới có nhiều tình tiết để "cãi".
Sau khi không được làm luật sư cho "ông trùm", gia đình vẫn giữ mối quan hệ với luật sư. Luật sư mời họ thanh lý hợp đồng, kinh phí đã tạm ứng trước nhưng họ nói rằng điều đó không quan trọng nữa.
Cô con gái bây giờ đang tu ở chùa ngày ấy cũng gặp luật sư hỏi về tội trạng của cha. LS. nhớ mãi hình ảnh cô Ánh đứng nép vào cánh của, hỏi rằng: "Thưa thí chủ, cha tôi tội có nặng lắm không?". Câu hỏi này nhiều người thấy làm lạ, vì cô Ánh đã xuất gia từ rất lâu rồi, không quan tâm nhiều đến việc đời nữa.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%