Mỹ phẩm rởm tràn ngập chợ truyền thống, len lỏi vào các siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Nhiều chị em đã ôm quả đắng vì mất tiền “trát” nhầm hàng rởm lên người.
Ôm quả đắng vì 'thần dược làm đẹp' |
Từ lâu, mỹ phẩm luôn là lựa chọn số 1 của chị em. Tuy nhiên, việc sử dụng “thần dược làm đẹp” không rõ nguồn gốc và dại dột tin vào những lời quảng cáo “ảo” trên mạng khiến nhiều người khóc dở, mếu dở vì đẹp đâu không thấy, chỉ thấy một nhan sắc “nát ma”.
Ôm quả đắng vì “thần dược làm đẹp”
Trang là một tín đồ của “thần dược làm đẹp”. Ở tuổi U40, cô càng chăm chút tút tát cho nhan sắc sắp xế chiều của mình. Để tránh tiền mất, tật mang, cô chịu khó dung hàng hiệu, đi spa chăm sóc sắc đẹp. Không hiểu spa trộn các loại kem gì để bôi cho cô nhưng chưa hết đợt làm đẹp, mặt Trang nổi đầy nám đen. Hiệu spa nói rằng do da của cô nhạy cảm, dễ bị kích ứng và hứa hẹn sẽ chữa trị phục hồi. Trang đâu biết rằng, các spa cũng nhập hàng trôi nổi, tự chế các sản phẩm để làm đẹp cho khách.
Mỗi lần vào spa làm đẹp tốn tiều triệu nhưng thực tế giá trị các sản phẩm chỉ vài chục ngàn. Nghề làm đẹp hốt bạc. Trong khi đó, mặt mày biến dạng, mụn mọc tràn lan, dày đặc, lở loét da kéo dài hàng tháng trời... đó là tình cảnh bi đát mà nhiều chị em phụ nữ lâm phải khi trót sử dụng “thần dược làm đẹp”.
Năm 2007, Quy chế Quản lí mỹ phẩm ra đời, tạo khung pháp lý cho công tác quản lí mỹ phẩm. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường sau khi đã công bố sản phẩm mỹ phẩm của mình tại Cục Quản lý Dược, được Cục Quản lý Dược tiếp nhận và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm đưa ra thị trường theo quy định của pháp luật.
Thế nhưng hoạt động kinh doanh mỹ phẩm vẫn bát nháo. Mỹ phẩm được bán tràn lan khắp nơi từ vỉa hè, chợ đêm đến các shop mỹ phẩm, lẫn lộn hàng xách tay, hàng giả, hàng nhái. Trong khi mỹ phẩm của các hãng tên tuổi như các thương hiệu Christian Dior, Shiseido, Lancome, L’Oreal Paris… giá khá “chát” thì mỹ phẩm bán ngoài chợ cũng thương hiệu như vậy giá lại rẻ như bèo.
Hiện nay, trên thị trường những mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng chiếm 80% thị phần hàng được bày bán ở nhiều chợ, sử dụng vào nhan sắc nát “ma”. Dạo quanh một vòng các chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, chợ Nhà Xanh, chợ Hôm chúng ta dễ dàng bắt gặp những quầy bán mỹ phẩm với đầy đủ mỹ phẩm mang các nhãn mác, thương hiệu uy tín mà giá cả lại bèo, chỉ bằng 1/5 đến 1/10 so với sản phẩm gốc. Ví dụ thỏi son Essance rởm có giá bán chỉ 15.000 đồng, hộp phấn nền Christian Dior giả giá chỉ 22.000 đồng, trong khi hàng thật có giá tới hàng trăm nghìn đồng.
Mỗi đợt kiểm tra “hốt” hàng tấn mỹ phẩm rởm
Ông Phạm Thanh Bá - Đội trưởng Đội Quản l. thị trường 4B Chi cục Quản l. thị trường TP.HCM - cho biết, tại TP.HCM rất dễ dàng tìm mua các loại mỹ phẩm ngoại cao cấp với giá rẻ ở chợ truyền thống, trung tâm thương mại, cửa hàng, thậm chí ở vỉa hè. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cứ sau một đợt đi kiểm tra là “hốt” hàng tấn mỹ phẩm rởm các loại.
Giữa tháng 4/2014, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra nhà số 63/63 Nguyễn Biểu, quận 5, phát hiện nơi đây đang đóng gói mỹ phẩm gồm kem dưỡng sáng da, kem dưỡng da ngăn mụn… rởm vào chai lọ. Mỹ phẩm thu được tại địa chỉ này cũng chính là loại đ. phát hiện sử dụng tại hai thẩm mỹ viện hoạt động không phép ở đường Thành Thái (quận 10) và Nguyễn Cửu Vân (quận Bình Thạnh) trước đó. Đường dây sản xuất mỹ phẩm rởm rồi đưa vào thẩm mỹ viện sử dụng này bị lộ ra do nhiều khách hàng tố bác sĩ tại Công ty cổ phần Làn Da Việt phẫu thuật thẩm mỹ nhưng kết quả nhận được tệ hơn so với hợp đồng đã cam kết.
Trước đó, Công an quận 6 kiểm tra nhà số 239/51 Bà Hom, quận 6, phát hiện Lỷ Quốc Hùng, ngụ tại Định Quán, Đồng Nai đang chứa mỹ phẩm các loại và dụng cụ sang chiết mỹ phẩm trái phép. Mỹ phẩm tại đây được mua trôi nổi của Trung Quốc về trộn với hóa chất để làm nhái các loại mỹ phẩm nổi tiếng để trục lợi. Công an đã thu giữ 2.340 hộp, chai mỹ phẩm, hơn 10kg kem bán thành phẩm, nhiều loại tem nhãn và dụng cụ làm mỹ phẩm.
Mới đây, Phòng Cảnh sát Môi trường phối hợp với Đội Cảnh sát Môi trường (Công an quận Ba Đ.nh) và Đội Quản lý thị trường số 3, TP.Hà Nội tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thương mại quốc tế Bách Phương (ngõ 678 Đê La Thành, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) của Đoàn Thị Dung (ở Hoài Đức, Hà Nội), phát hiện cơ sở này đang sản xuất mỹ phẩm. Hàng ngàn hộp mỹ phẩm giả, trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã bị Cảnh sát Môi trường Hà Nội thu giữ khi kẻ buôn lậu đang tìm cách đưa vào các thẩm mỹ viện.
Chủ cơ sở khai nhận, nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm được mua trôi nổi trên thị trường Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) sau đó vận chuyển về cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại ng. 678 Đê La Thành để đóng thành phẩm. Tiếp đó, Dung đem bán cho các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, các thẩm mỹ viện, cơ sở massage, gội đầu trên địa bàn thành phố.
Về quy trình sản xuất mỹ phẩm Ecolly giả Hàn Quốc, Dung khai nguyên liệu có vỏ hộp, vỏ lọ và bột kem được mua tại Lạng Sơn, Móng Cái, sau đó đem về tự pha chế và đóng gói với trọng lượng là 30g/lọ. Bao bì và nhãn mác của sản phẩm mà cơ sở Dung sản xuất, đóng gói đều in chữ nước ngoài. Để tiêu thụ các sản phẩm giả là mỹ phẩm Hàn Quốc này, Dung quảng cáo trên các trang mạng và diễn đàn là có nguồn gốc thiên nhiên, được điều chế theo công nghệ Pháp. Một bộ mỹ phẩm này, Dung bán với giá thị trường từ 1,5 - 1,6 triệu đồng.
“Nhầm hàng”, có thể mất mạng
Hà Nội hiện có có 318 cơ sở sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm, trong đó có 268 đơn vị kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu, 46 cơ sở sản xuất. Một khảo sát do Công ty Nielsen thực hiện mới đây cho thấy, mặt hàng mỹ phẩm tại thị trường Hà Nội chiếm 47% là hàng giả.
Các loại mỹ phẩm kém chất lượng đã gây ra nhiều hiểm họa cho người sử dụng. Tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, hàng ngày các bác sĩ đã tiếp nhận 8-10 ca bị viêm da nặng do sử dụng mỹ phẩm rởm, kém chất lượng. Theo các bác sĩ, sử dụng mỹ phẩm rởm sẽ làm tổn thương da, khiến da mặt sần sùi, sạm, làm da bị l.o hóa sớm, dễ bị nhăn, đồi mồi khó có thể chữa trị. Trường hợp nhẹ thì phải mất thời gian dài chữa trị mới hết, nặng thì để lại những dấu vết nghiêm trọng vĩnh viễn trên da.
Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể suy thận, tử vong. Ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam - cho biết: Các loại mỹ phẩm giả, nhái thương hiệu tràn ngập chợ, thẩm thấu vào cả siêu thị, trung tâm mua sắm lớn và ngày càng gia tăng. Đây không chỉ có hàng sản xuất trong nước mà phần nhiều được nhập lậu từ nước ngoài nên bao bì hàng giả, hàng nhái rất sắc nét, người tiêu dùng rất khó phát hiện.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Quách Tuấn Du lên tiếng về tin đồn qua đời vì tai nạn
- Vượt Tom Cruise, chàng trai trẻ trở thành người đàn ông đẹp nhất thế giới năm 2024
- Diệp Lâm Anh đăng đàn kể chuyện cho vay cả tỷ, Đàm Thu Trang bình luận gây chú ý
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?