Nhận định được GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng bộ môn cơ sở Kỹ thuật Thủy Lợi Khoa XD Thủy lợi-Thủy điện, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng đưa ra xoay quanh hiện tượng nước chảy qua thân đập thủy điện Sông Tranh 2.
|
Sau khi báo chí đăng tải về hiện tượng nước chảy qua thân đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2 gây hoang mang trong nhân dân. Ngày 19/3, Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 có văn bản số 169/BC-DATD3 gửi các cơ quan báo chí về sự việc.
Video: Nước chảy như suối từ khe nứt thủy điện sông Tranh 2 (Nguồn video VNE)
Theo Ban QLDA Thủy điện 3, dòng thấm chảy phía hạ lưu đập và lưu lượng thấm qua đập được xác định khoảng 30 lít/giây không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định đập. Ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban QLDA Thủy điện 3 nói rõ, Việc tổng lượng thấm của đập 30 lít/ giây đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng và Hội đồng nghiệm các cấp đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí hạ lưu đập là các vị trí khe nhiệt được bố trí đều trên toàn tuyến đập, xuyên suốt từ thượng lưu về hạ lưu, không phải khe nứt như báo chí đã thông tin. Các khe nhiệt được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập với mục đích nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gây nứt bê tông trong suốt quá trình thi công và vận hành công trình sau này. Các vấn đề kỹ thuật hoàn toàn không ảnh hưởng đến an toàn và ổn định của công trình.
Để rõ hơn sự việc, ngày 20/3, PV có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng Bộ môn cơ sở Kỹ thuật Thủy Lợi Khoa XD Thủy lợi-Thủy điện, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng về hiện tượng trên.
Sự cố bất thường và nguy hiểm!
- Xin ông cho biết quan điểm về nội dung văn bản số 169/BC-DATD3 của Ban QLDA Thủy điện 3 gửi các cơ quan báo chí về sự việc đập Thủy điện Sông Tranh 2 bị sự cố chảy nước ở phía hạ lưu ?
- Tôi khẳng định đây là dấu hiệu của một sự cố bất thường xảy ra với thân đập thủy điện Sông Tranh 2. Theo quan sát, hiện tượng nước chảy trên thân đập này rất nguy hiểm, lại tập trung tại 2 khe gắn liền với cửa tràn xả lũ. Trong khi đó, đập phải được chống thấm, không cho phép nước thấm qua thân đập. Nước thẩm thấu phía thượng lưu của đập phải được dẫn chảy qua hệ thống hành lang rồi thu bằng ống xả về hạ lưu nhằm giữ cho thân đập không bị thấm nước, đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho công trình.
Theo GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, hiện tượng là sự cố bất thường và rất nguy hiểm nếu không xử lý tận gốc
- Với số liệu lưu lượng nước chảy 30 lít/giây qua các vị trí được Ban QLDA Thủy điện 3 đưa ra là nằm trong tiêu chuẩn cho phép như vậy có đúng không?
- Quan điểm như vậy là không đảm bảo kỹ thuật. Việc lưu lượng 30 lít/giây nếu chảy đều thân đập là chuyện khác có thể tạm chấp nhận. Nhưng đối với trường hợp này, nước chảy nhiều, tập trung tại một vị trí là không bình thường và rất nguy hiểm. Đó là chưa nói đến dấu hiệu nước chảy bất thường tập trung tại 2 khe gắn liền với họng tràn xả lũ làm ướt gần như toàn bộ thân đập phía hạ lưu.
Trong khi đó, nguyên tắc đối với đập bê tông cũng như tất cả các loại đập khác đều không cho phép nước thấm qua mà nước phải được gom qua hệ thống hành lang được thiết kế sẵn ở thượng lưu và chảy về hạ lưu bằng các ống thu xả.
- Ông đã thấy những công trình đập xảy ra sự cố tương tự như vậy chưa. Và đối với công trình đập có cho phép nước chảy như vậy không ?
Về nguyên tắc, không cho phép nước thấm qua thân đập để bảo đảm an toàn cho đập về phía hạ lưu. Còn trên thế giới, không có việc nước chảy như thế này và nếu có đều chảy theo ống được thiết kế sẵn theo quy trình rồi dẫn về hạ lưu.
Không loại trừ thân đập bị sự cố?
- Những hiện tượng đang xảy ra với thân đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ dẫn đến những nguy cơ gì ?
Đây là vấn đề lớn. Nếu không có dư chấn thì tình trạng nước ngấm vào thân đập gây ăn mòn, hư hỏng kết cấu bê tông thân đập dẫn đến ảnh hưởng tuổi thọ của đập. Như đã biết, thân đập thi công bằng bê tông mác 250 phía bên ngoài và mác từ 150-170 đối với thân đập nên khi ngậm nước lâu ngày, cùng áp lực cột nước phía thượng lưu sẽ ngấm vào bê tông thân đập, làm bục vữa, ăn mòn bê tông như hiện tượng thân cây bị mục vậy.
Đó là điều kiện bình thường, không có sự cố xảy ra. Còn nếu điều kiện có chấn động, hay vào mùa mưa lũ có mưa siêu tầng suất thì sự an toàn cho đập là rất nguy hiểm.
- Theo ông, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự cố ở bộ phận nào của đập ?
Với những gì đang xảy ra, theo tôi không loại trừ việc thi công và sử dụng vật liệu tại các khe nhiệt không đảm bảo hoặc thân đập đang có vết nứt do chấn động trước đó. Trong quá trình làm việc, các khe nhiệt bị mở rộng nên nước mới có thể thẩm lậu qua rồi chảy về hạ lưu mà không đi theo các hành lang thu nước theo đúng quy trình.
Nếu giả thuyết này xảy ra thì đây là vấn đề lớn đối với tuổi thọ công trình thủy điện này cũng như tính bền vững của dự án. Sự cố sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ đập nếu xuất hiện dư chấn hoặc có mưa siêu tầng suất nếu như không được sớm khắc phục.
Theo GS.TS Nguyễn Thế Hùng, đây là cách xử lý bất hợp lý và không đảm bảo, việc xử lý cần thực hiện tận gốc, ngay từ phía thượng lưu. - Ông nhận xét như thế nào về cách xử lý hiện tại đối với sự cố đang diễn ra tại thân đập?
Đây là cách xử lý bất hợp lý và không đảm bảo. Việc xử lý cần thực hiện tận gốc, ngay từ phần thân đập phía thượng lưu. Nếu không xử lý tận gốc, việc chặn dòng nước chảy ra phía hạ lưu như hiện tại sẽ vô tình tạo nên một túi nước ngay giữa thân đập, khiến tình trạng thẩm lậu vào bê tông thân đập nhanh hơn. Như vậy càng nguy hiểm.
- Vậy với những gì đang diễn ra, các cơ quan liên quan cần có động thái gì khi nguy cơ này là có thể xảy ra ?
Trước đây đã có những trận động đất tại khu vực nên đối với kết cấu bê tông đập này sẽ rất nguy hiểm. Chấn động sẽ tạo ra những dao động khác nhau trong chính thân đập và áp lực dao động nước và tùy theo mức độ mà có thể phá vỡ công trình. Có thể tình trạng hiện nay chưa đến mức đó, nhưng tương lai thì cần nhanh chóng xem lại. Và cần nhất là có lẽ chính vì vậy, các cơ quan liên quan cần kiểm tra, khảo sát cụ thể không chỉ đối với thân đập mà cả đáy đập chứ không phải xử lý chắp vá như đang thực hiện.
Và có lẽ đến lúc các cơ quan chức năng cần tính đến biện pháp xử lý triệt để cũng như xây dựng tình huống vỡ đập, phương án di dời dân vì sự cố không xảy ra ngay trong vài ngày mà theo thời gian, tuổi thọ công trình xuống cấp, cộng với tác động của các yếu tố dư chấn, động đất, mưa siêu tầng suất...sẽ gây ra sự cố mà chúng ta không lường hết được. Nên cần nhất là xây dựng biện pháp xử lý sự cố, song song đó là đưa ra bài toán tình huống xấu nhất có thể xảy ra, giải pháp khắc phục, di dời dân...
- Năm 2025: Đối tượng này sẽ không được tăng lương hưu, là đối tượng nào?
- Kỳ diệu trước thềm năm mới 2025: Cặp song sinh ở Hà Nội ra đời cách nhau 5 tuần
- Năm 2025, quy định mới nhất về mức lương cơ sở
- 5 điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 ở Hà Nội, đừng bỏ lỡ khoảnh khắc giao thời đặc biệt này
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?