Sinh ra và lớn lên ở gia đình bố mẹ đều là viên chức nhà nước, chị Ngà không nghĩ rằng mình lại bị một chứng bệnh “nghiện mây mưa” khiến chị sống trong khốn khổ.
Nữ thạc sĩ khốn khổ vì chứng nghiện 'mây mưa' |
Bệnh nhu cầu sinh lý cao khiến Ngà (tên nhân vật đã thay đổi) nghẹt thở và bí bách không tâm sự được cùng ai. Bị người yêu bỏ vì ham muốn quá cao.
Qua bác sĩ giới thiệu của một bác sĩ ở Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia chúng tôi tìm gặp chị Bùi Thúy Ngà, sinh năm 1981, trú tại Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
Chị Ngà đã điều trị bệnh tâm thần hơn hai năm nay. Đến giờ, sức khỏe của chị tạm ổn định. Chị đang nỗ lực chứng mình “tôi không bị điên” với mọi người.
Chị Ngà là chị cả trong gia đình có 4 chị em gái. So với các chị em gái của mình, Ngà được tiếng học giỏi và xinh gái từ bé. Học xong cấp 3, chị thi vào Đại học Thương Mại, sau đó chị học liên thông lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành thương mại quốc tế.
Ngà kể học lớp 9 cô đã cao lớn nhất lớp. Vì dáng người cao, đôi khi khiến Ngà thiếu tự tin trước bạn bè. Có lúc, cô mong mình thấp hơn một chút. Ngà bắt đầu tò mò về chuyện người lớn từ đó. Lúc ấy, cô đã có nhu cầu và tự thủ dâm.
Năm 17 tuổi, Ngà đã quan hệ tình dục với người bạn trai hơn cô 3 tuổi. Tuổi mới lớn, Ngà luôn có cảm giác thèm chuyện ấy. Cô nghĩ rằng mình mới lớn nên như thế và bất cứ lúc nào Ngà cũng cần có chuyện ấy. Nhưng gia đình cơ bản, không cho phép Ngà sa chân vào các trò chơi trụy lạc. Cô luôn gằn mình giữa ranh giới văn hóa và nhu cầu cơ thể.
Ngày là sinh viên, Ngà yêu một người đàn ông hơn cô chục tuổi. Ngà luôn nghĩ mình phải tìm người đàn ông hơn tuổi, người ta có thể nuông chiều cô. Nhưng sau này, người đàn ông không chịu nổi ham muốn cao của Ngà, họ cũng bỏ cô đi.
Cảm giác ấy, khiến Ngà bật khóc “Cay đắng lắm chị ơi. Người ta bảo mình bệnh hoạn nên mới thế”. Người yêu bỏ, Ngà quay ra trách ông trời, số phận sao cho cô một căn bệnh kỳ lạ.
Có đêm, Ngà nằm vật vã vì nhớ hơi đàn ông. Ngà thèm cảm giác được người nào đó vần vò. Cô tự thủ dâm nhưng mọi cảm xúc dường như không đủ khiến Ngà như nghẹt thở.
Để giải quyết cảm giác, cô lại mở máy tính xem phim, đọc truyện đen. Buổi tối, cô về phòng đóng cửa lại rồi vào phòng chát tìm người nào đó để nghe họ tán tỉnh và những lời làm tình qua mạng.
Phát điên vì bệnh khó nói
Trong khi bạn bè, chị em đều lập gia đình, Ngà vẫn đơn độc một mình. Hàng ngày, cô đi làm rồi lại về nhà đóng kín cửa. Bố mẹ và bạn bè ai cũng bảo Ngà kén chọn. Không ai biết rằng cô đang khốn khổ vì sinh lý cao. Mỗi lần muốn nói lời yêu với ai, Ngà cũng sợ người ta rời bỏ cô vì chuyện ấy.
Năm 32 tuổi, hai cô em gái lần lượt lên xe hoa, bố mẹ giục Ngà nên kết hôn cô đều lảng tránh chuyện ấy. Ngà bứt rứt vì mình không thể nói rõ bệnh của mình với mẹ, với gia đình và bạn bè. Cô sợ mọi người chê cười.
Ngà kể “Bị bệnh gì chứ bệnh nghiện tình dục , mình sẽ chẳng bao giờ nhận được sự thông cảm với người khác”. Cô quyết định tự “cai nghiện”. Một đêm, hai đêm rồi ba đêm Ngà vật vã với cảm bốc hỏa trong người. Cô lao vào làm mọi việc khác như lau nhà, chạy thể dục. Mọi cố gắng của Ngà không chiến thắng được bản năng tự nhiên của cô.
Đêm đến, Ngà tự khóa điện thoại, máy tính để tránh những cơn dục vọng ảo thì cô phát ra những tiếng khóc, tiếng cười vô cớ. Ngà không hiểu vì sao mình lại cười rồi hát, rồi khóc như người say rượu. Khi cô cầm lọ hoa hay hộp phấn trang điểm ném thẳng vào gương đang soi mặt mình. Cô ghét bản thân mình và đã nhiều lần nghĩ đến cái chết. Áp lực cuộc sống và chuyện khó nói khiến Ngà thấy cuộc sống bí bách, ngột thở.
Thấy con lạ, gia đình Ngà nghĩ con gái bị ma ám nên mời thầy về làm lễ. Người thầy cúng lấy roi dâu đánh Ngà thâm tím chân tay nhưng cô vẫn không khỏi bệnh. Cuối cùng họ đưa cô vào bệnh viện. Khi đến viện thấy đàn ông, Ngà nhào vào ôm lấy họ mà không biết người ấy đáng tuổi cha mình. Ngà chỉ cần được ôm ai đó và được họ động chạm vào cơ thể của mình.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, người điều trị cho Ngà cho biết đây là chứng bệnh rối loạn tâm thần dạng hoang tưởng hưng cảm gây ra tình trạng rối loạn tại não bộ, dẫn tới sự bất ổn về tinh thần.
Bệnh mang tính chu kỳ tức là người bệnh có thể chuyển từ cảm xúc hưng phấn vui vẻ tột độ, ham muốn cao đột biến sang cảm xúc ức chế trầm cảm và ngược lại một cách nhanh chóng. Khi cơ thể không được thỏa mãn hưng phấn, Ngà cảm thấy ức chế, trầm cảm muốn tìm đến cái chết hay phá bĩnh để bớt căng thẳng đầu óc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành