Đây là nơi duy nhất trên thế giới đàn ông phải cưới ít nhất 5 vợ, phụ nữ chỉ tắm 1 lần trong đời.
|
Những quy tắc và luật lệ của người dân bộ tộc Himba kỳ lạ đến mức ai cũng phải ngạc nhiên khi biết về chúng. Đặc biệt, đây là nơi duy nhất trên thế giới đàn ông phải cưới ít nhất 5 vợ, phụ nữ chỉ tắm 1 lần trong đời.
Nơi duy nhất trên thế giới đàn ông phải cưới ít nhất 5 vợ
Trên thế giới có nhiều nơi cho phép đàn ông cưới nhiều vợ, hay còn gọi là chế độ đa thê. Nguyên nhân chủ yếu do sự chênh lệch quá nhiều về giới tính, nam quá ít so với nữ. Tuy nhiên, có một bộ tộc ở Châu Phi, nơi đàn ông phải cưới tới 5 vợ, nhưng lại không sống quá 15 tuổi. Bộ tộc này chính là người Himba luôn duy trì cuộc sống nguyên thủy.
Người Himba sống ở Tây Nam Châu Phi, để duy trì truyền thống dân tộc, bộ tộc này sống cách xa thành phố và sống trong môi trường nguyên thủy ở vùng hẻo lánh của Namibia. Tại đây, họ gần như tách biệt hoàn toàn với xã hội hiện đại. Người Himba di cư đến Namibia từ cao nguyên Ăng-gô-la vào thế kỷ 17. Bộ tộc này vẫn duy trì phong tục sinh hoạt của 500 năm trước.
Do bộ tộc này ít giao lưu với thế giới bên ngoài nên để duy trì nòi giống, cùng với sự chênh lệch nam nữ, họ phải áp dụng chế độ đa thê. Một người đàn ông trong đời phải cưới ít nhất 5 vợ, bất kỳ người phụ nữ nào anh ta thích đều có thể cưới về nhà chỉ với 3 con bò cái làm của hồi môn. Phụ nữ nơi đây có thể kết hôn ngay sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong đời.
Những người đàn ông ở đây sau khi chết, vợ và tài sản của họ thường bị em trai chiếm đoạt. Điều kiện sống ở đây rất khó khăn, nhà cửa được dựng bằng cành cây, phân bò và bùn đất. Mỗi khi đàn ông cưới một người vợ, anh ta phải xây một ngôi nhà nhỏ như thế này. Vì vậy nếu bạn muốn biết một người đàn ông ở đây đang có bao nhiêu vợ, chỉ cần nhìn vào số căn nhà nhỏ mà anh ta đã xây dựng.
Đáng buồn là do điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt và thiếu thuốc men, tuổi thọ của người Himba rất thấp. Theo một số nghiên cứu, tuổi trung bình của người Himba chỉ khoảng 15 tuổi. Đó là lý do tại sao họ phải kết hôn sớm và sinh con sớm để duy trì dòng dõi. Đây là một trong những bộ tộc có tuổi thọ thấp nhất thế giới.
Đây là một sự việc đáng tiếc và cần được quan tâm hơn. Người Himba là một bộ tộc có nền văn hóa độc đáo và đáng trân trọng. Họ cần được giúp đỡ để cải thiện điều kiện sống và nâng cao tuổi thọ. Đồng thời, họ cũng cần được bảo vệ trước những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội hiện đại, để không mất đi bản sắc văn hóa của mình.
Phụ nữ chỉ tắm một lần duy nhất trong đời
Sẽ chẳng quá lời khi nói rằng Himba là bộ tộc độc dị nhất không chỉ trong phạm vi nước Ấn Độ mà còn là cả thế giới. Sở dĩ, danh xưng này được gắn cho tộc Himba bởi nơi đây có những quy định và luật lệ hết sức kỳ lạ. Nó khiến bất kể ai nghe đến cũng phải tròn mắt ngạc nhiên. Điểm dị biệt ở đây chắc chắn phải kể đến là phụ nữ chỉ tắm duy nhất 1 lần trong đời vào lúc họ kết hôn. Ngoài ra, họ bị cấm sử dụng nước, kể cả việc giặt quần áo.
Nhưng dù không được tắm bằng nước, phụ nữ Himba vẫn có bí quyết làm đẹp và giữ cơ thể không "bốc mùi". Theo đó, họ sử dụng otjize, hỗn hợp của đất son, bơ và các thành phần khác để bôi lên da. Nhờ đó giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và giữ cho da sạch. Hỗn hợp này cũng mang tính biểu tượng trong văn hóa Himba, đại diện cho sự kết nối với linh hồn tổ tiên và trái đất.
Ngoài ra, phụ nữ Himba còn sử dụng phương pháp tắm khói hàng ngày để giữ vệ sinh cá nhân. Đầu tiên, họ đặt than đang cháy vào một cái bát nhỏ đựng lá và cành cây Commiphora. Khi khói bốc lên, phụ nữ sẽ cúi đầu trước bát cho đổ mồ hôi. Để tắm toàn bộ cơ thể, họ choàng 1 tấm chăn lên giữ khói không thoát ra ngoài.
Một điểm lạ khác của bộ lạc Himba là mỗi đứa trẻ sẽ được gắn liền với 1 bài hát. Theo tín ngưỡng tức là người phụ nữ ngồi dưới gốc cây và nghĩ về bài hát để sinh con. Sau đó, cô sẽ hát bài hát đó cho chồng nghe. Tiếp theo cả 2 sẽ quan hệ xác thịt, người phụ nữ có thai và đứa trẻ ra đời, người ta cho rằng bài hát chính là bản sắc của đứa bé. Và người dân sẽ nhận ra đứa trẻ bằng bài hát đó thay vì cái tên.
Dù giữ chế độ đa thê nhưng phụ nữ ở Himba đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Họ chịu trách nhiệm nuôi dạy và giáo dục con cái. Đến nay, nhiều người Himba vẫn tiếp tục coi những tập tục truyền thống này như một khía cạnh không thể thiếu trong di sản văn hóa độc đáo của họ.
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/noi-duy-nhat-tren-the-gioi-dan-ong-phai-cuoi-it-nhat-5-vokhon..
- Loài chim 'vip nhất thế giới': Được cấp hộ chiếu, ngồi khoang thương gia và có giá cao ngất đến nửa tỷ đồng
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Kỳ lạ: Ngôi làng người dân đi hặt bừa đá cuội cũng thành tỷ phú
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng