Nghẹn ngào trong làn nước mắt, chị H.M (Thái Bình) chia sẻ với chúng tôi rằng con chị đã ra đi vì căn bệnh sởi quái ác.
|
"Các ban ngành hô hào phòng chống rất mạnh, nhưng điều quan trọng là công bố dịch thì chưa làm trong khi số lượng tử vong ở các trẻ em ngày càng gia tăng, thậm chí cả người lớn đã bị biến chứng lên não", đó là chia sẻ của những bà mẹ mất con, hoặc có con nhiễm dịch sởi đã và đang điều trị ở Bệnh viện Nhi TW (Hà Nội).
Ngày đón con về cũng là ngày con ra đi mãi mãi!
Nghẹn ngào trong làn nước mắt, chị H.M (Thái Bình) chia sẻ với chúng tôi rằng con chị đã ra đi vì căn bệnh sởi quái ác.
Nhưng ác nghiệt thay, theo chị H., con chị mất đi không phải là do bị tim bẩm sinh từ bé mà do chính thái độ thờ ơ của các bác sỹ trong Khoa lây Bệnh viện Nhi TW.
Con gái chị H.M mới được 7 tháng, khi đưa con lên Hà Nội chữa bệnh tim, chị không ngờ ngày đưa con về cũng là ngày hai mẹ con chị rời xa nhau mãi mãi.
Suốt hai tháng trời nằm ở Khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi, thấy con chị khỏe lên rất nhiều và cả gia đình háo hức chờ đợi ngày đón con.
Trước ngày ra viện một ngày, con chị có biểu hiện sốt, chị có nói với bác sỹ test vi rút sởi cho con chị nhưng các bác sỹ đều cho rằng những nốt ban trên người con không phải do sởi và giải thích “các nốt ban phải từ trên đầu xuống” và yêu cầu gia đình đưa cháu về.
Đến ngày hôm sau, con gái chị vẫn sốt cao, nhờ được sự can thiệp của một bác sỹ quen mà con chị được chuyển xuống khoa lây. Các bác sỹ lúc đó vẫn khẳng định, con gái chị chưa bị virut vào phổi và phổi không hề bị bội nhiễm bởi virut.
Đến khi con chị tím tái đi vì khó thở thì các bác sỹ mới cuống cuồng hô hấp cho con, bóp bóng để con hồi tỉnh.
Lúc đó thì đã quá muộn, con gái chị đã vĩnh viễn ra đi sau 2 ngày chuyển xuống khoa lây viện Nhi.
Chị H.M chia sẻ: “Hôm con gái tôi mất, bác sỹ T. có trực, tôi đã đến nhờ ông nhưng ở bệnh viện máy thở thiếu thốn, bác sỹ áp lực về bệnh nhân quá đông nên họ đã không khám cho con gái tôi cẩn thận. Đến chiều thì cháu mất, giá như lúc đó con tôi được các bác sỹ chú ý một chút thì có lẽ con tôi không chết oan uổng. Tôi nghĩ có quá nhiều bệnh nhi đã tử vong vì dịch sởi, vì vậy sau khi con tôi đã mất, tôi chỉ mong Bộ Y tế công bố đại dịch sởi để toàn dân được biết và phòng tránh”, chị M. nói.
Đau xót, sợ hãi
Cùng chung tâm sự với chị H.M, chị L.H có con 8 tháng tuổi vào Khoa lây Bệnh viện Nhi ngày 16.2 nhưng chỉ sau 5 ngày nhập viện, con chị đã không qua khỏi.
Chị M. cũng khẳng định với chúng tôi: “Lúc đó tôi đã quá chủ quan, khi các bác sỹ nói rằng con tôi nhiễm sởi, tôi đã không đòi xem kết quả xét nghiệm sởi, nếu xét nghiệm đặc biệt thì mới biết bị nhiễm sởi, dù xét nghiệm 2 lần vẫn chưa chắc đã bị nhiễm sởi. Vì vậy, khi bác sỹ nói sao thì tôi nghe thế, đưa con vào khoa lây, tôi có ngờ đâu rằng đó là con đường đưa con tôi rời xa mãi mãi”.
Trong làn nước mắt, chị còn nói thêm với chúng tôi: “Khoa lây, khoa cấp cứu đông lắm. Có cháu nào bị suy hô hấp nặng, thì các bác sỹ đều nói cho các con về nhà đi, chỉ còn thở được vài tiếng nữa thôi.
Đa số các cháu xin về nhà để gia đình gần con thêm một chút trước khi các con ra đi thôi. Có ngày tôi chứng kiến hàng chục cháu xin bác sỹ về, cứ mỗi lần nhìn thấy một gia đình thu gom đồ đạc là chúng tôi lại đau xót và sợ hãi”.
Gặp chị Mai Ly (Hà Đông) đang bước ra khỏi cổng bệnh viện, chúng tôi được chị cho biết con trai chị nằm trong viện được 1 tuần rồi, nhưng sức khỏe vẫn có chiều hướng đi xuống.
Khi gia đình chị đưa con trai nhập viện, con chị đã bị khó thở và sốt cao, mặc dù gia đình đã tiêm 3 mũi tăng cường hệ miễn dịch cho con (7 triệu/1 mũi), nhưng vẫn chưa tiến triển.
“Bác sỹ bảo tôi rằng, bệnh viện đã tiêm cho con tôi những liều thuốc tốt nhất rồi, cao nhất rồi nhưng sức khỏe con tôi vẫn không ổn định. Tôi rất lo lắng về vấn đề này vì chồng tôi người Đài Loan, anh ấy luôn cho rằng nếu đông bé bị nhiễm dịch tại sao không công bố dịch sởi để gia đình không đưa con về Việt Nam trong thời gian này, tránh lây nhiễm”.
Chồng chị Ly (Người Đài Loan) cho rằng Việt Nam nên công bố dịch sởi cách đây một tháng thì hợp lý hơn là đến tận giờ vẫn chưa công bố
Đến cái máy tiêm cũng không có
Chị Ly cũng cho hay, gia đình chị đã có 3 cháu bị nhiễm sởi, nhưng con chị là nặng nhất vì cháu còn bị bệnh về tim, thế nên đường thở rất khó khăn.
Khi người nhà bị nhiễm sởi, toàn bộ gia đình đều thay ca chăm sóc các cháu nhưng hiện tại anh trai chị đã bị nhiễm sởi do lây từ các cháu, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai vì bị biến chứng vào não, gây viêm não. Từ khi vào viện, con chị mới được 2 lần thở máy, còn đâu phải bóp bóng.
“Đến cái máy tiêm cũng không có đủ, tôi phải nhờ người quen mượn máy tiêm trên khoa khác (điều này cấm kỵ ở bệnh viện vì máy khoa nào chỉ dùng được ở khoa đấy) để tiêm cho con tôi vì bác sỹ khoa lây nói “không còn máy”.
Tôi không biết con tôi còn chịu đựng được mấy ngày, có người còn đánh tiếng với tôi rằng con tôi không sống được lâu nữa vì đã bị vi rut ăn gần hết phổi rồi. Chỉ nghĩ đến lúc con không còn ở trong vòng tay tôi nữa, tôi thấy quá sức chịu đựng của mình”.
Ngày 17/4, Bộ Y tế đã có công điện hỏa tốc báo cáo đến Văn phòng Chính phủ cho rằng dịch sởi năm nay có số mắc thấp hơn năm 2009 – 2010 nhưng lại gia tăng số lượng bệnh nhi tử vong do tâm lý lo lắng của các gia đình đã đưa trẻ đến khám chữa bệnh vượt tuyến gây hiện tượng quá tải, khó kiểm soát. Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ các đơn vị thuộc Bộ Y tế và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch sởi. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?