Trong một khoảng thời gian ngắn, nền điện ảnh, âm nhạc và văn học Việt Nam đã phải đối mặt với những nỗi đau của sự mất mát...
Những nhân vật luôn sống mãi với thời gian |
Những gương mặt gạo cội với nhiều đóng góp lớn lao trong các lĩnh vực nghệ thuật như nghệ sĩ Văn Hiệp, NSƯT Hồ Kiểng, nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Phạm Duy, Hà Thị Cầu, đạo diễn Hải Ninh... đã về cõi vĩnh hằng.
Nghệ sĩ hài Văn Hiệp
Sau hơn 40 năm trong nghề diễn với hơn 1000 vai diễn thuộc nhiều thể loại cả chính kịch và hài kịch, Văn Hiệp đã để lại dấu ấn sâu sắc nhất trong lòng khán giả. Dù tuổi đã cao nhưng hình ảnh ông tất bật trên phim trường, cống hiến hết mình cho khán giả khiến lớp nghệ sĩ đi sau như Quốc Vượng (Vượng râu), Thành Trung, Xuân Bắc,... phải dõi theo ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, căn bệnh ung thư phổi và suy thận quái ác đã khiến ông phải chia tay với điện ảnh, với khán giả vào sáng ngày hôm qua (9/4) ở tuổi 71. Điều "trăn trở" nhất đời Văn Hiệp có lẽ là vẫn chưa được phong tặng danh hiệu NSƯT, song, ông sẽ mãi ưu tú trong lòng khán giả.
NSƯT Hồ Kiểng
Nhắc đến NSƯT Hồ Kiểng, hầu hết khán giả đều nhớ ngay đến hình ảnh ông già móm mém với nụ cười hiền hậu trong bộ phim Đất phương Nam, dù rằng vai diễn của ông chỉ là vai diễn phụ. Trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật từ năm 1959, NSƯT Hồ Kiểng đã tham gia hơn 200 bộ phim lớn nhỏ và hơn phân nửa là những vai phản diện. Điều này giải thích tại sao Hồ Kiểng được giới làm phim gọi với cái tên thân mật "người của những vai phụ".
Ngoài phim ảnh, NSƯT Hồ Kiểng còn tham gia khoảng 304 vở kịch, 22 tuồng cải lương, 16 vở múa rối, vẽ 6 phim hoạt hình, sáng tác 240 bài vọng cổ, tiểu phẩm, hài, làm 664 bài thơ, 2 bản thảo thơ diễn tả tâm trạng của các nhân vật đã đóng, viết bài vè về 100 loại bánh, 100 loài hoa, 100 con đường... Chính sự tài hoa và cống hiến hết mình của ông cho nghệ thuật, cho xã hội đã để lại nhiều tiếc thương nơi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả nền điện ảnh Việt trước tin ông qua đời vào lúc 16h15 phút ngày 3/4 vừa qua.
NSND Hải Ninh
NSND Hải Ninh là người suốt cuộc đời chỉ thờ phụng mỗi hai chữ: điện ảnh. Ông trung thành với nó cho đến hơi thở cuối cùng
Chính điều đó đã đem đến cho đạo diễn Hải Ninh những danh hiệu cao quý như Nghệ sỹ Nhân dân năm 1984. Năm 2007, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh với cụm tác phẩm: Em bé Hà Nội, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Người chiến sĩ trẻ, Mối tình đầu, Thành phố lúc rạng đông.
Để lại một kho các tác phẩm điện ảnh, đạo diễn – NSND Hải Ninh đã qua đời vào ngày 5/1/2013 sau một thời gian lâm bệnh nặng.
Báu vật nhân gian Hà Thị Cầu
Vào hồi 12h30 trưa 3/3, nghệ nhân Hà Hà Thị Cầu đã trút hơi thở cuối cùng hưởng thọ 97 tuổi tại nhà riêng ở xã Yên Phong, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Bà được coi là báu vật sống cuối cùng của nghệ thuật hát xẩm Việt Nam. Cuộc đời bà đã gắn bó với nghệ thuật hát xẩm từ nhỏ và rong ruổi từ Bắc chí Nam để kiếm sống thực sự bằng những bài hát xẩm.
Nhạc sĩ Phạm Duy
Phạm Duy được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại (nhạc cách mạng, nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca...). Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị.
Sau khoảng thời gian đương đầu với bệnh tật, nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 27/1, thọ 92 tuổi. Nhạc sĩ Phạm Duy đã ra đi nhưng chắc chắn các tác phẩm âm nhạc mà ông để lại vẫn luôn sống, mãnh liệt và cháy bỏng trong lòng người yêu nhạc.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp mất lúc 12h45 ngày 9/1 tại nhà riêng, hưởng thọ 82 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát to lớn cho nền âm nhạc nước nhà và để lại sự nuối tiếc vô hạn cho những người thân, bạn bè và người hâm mộ.
Những tác phẩm tiêu biểu của ông cho dòng nhạc cách mạng thời kỳ chống Mỹ như Lá đỏ, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông hay Ngọn đèn đứng gác...
Nhạc sĩ Lê Khiêm
Nhạc sĩ Lê Khiêm - người từng giữ cương vị trưởng Đoàn Nghệ thuật Quân khu 7 và chuyên viên âm nhạc Sở Văn hóa- Thông tin TpHCM qua đời do tuổi cao sức yếu hồi cuối tháng 3 vừa qua. Ngoài những thành tích đạt được như Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Ba... nhạc sĩ Lê Khiêm còn được biết đến là cha đẻ của nam ca sĩ Nam Khánh. Ông ra đi để lại một nỗi đau lớn cho nền âm nhạc Việt.
Nhà văn Võ Hồng
Nhà văn Võ Hồng xuất hiện trên văn đàn khi mới 18 tuổi với truyện ngắn đầu tay Mùa gặt đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1939 cùng thời với những tài danh Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài... Thế nhưng sau đó ông lặng lẽ dạy học cho mãi đến sau này mới xuất hiện trở lại.
Văn chương của ông để lại trong lòng người đọc nhiều thế hệ những dư vị về một thời tưởng đã lãng quên. Đến trước khi mất, Võ Hồng đã in 30 cuốn sách thuộc nhiều thể loại: truyện dài, truyện ngắn, đoản văn, tùy bút, thơ...
Song, chống đối không lại với bệnh tật, vào ngày 31/3 vừa qua, ông đã ra đi mãi mãi...
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Quách Tuấn Du lên tiếng về tin đồn qua đời vì tai nạn
- Vượt Tom Cruise, chàng trai trẻ trở thành người đàn ông đẹp nhất thế giới năm 2024
- Diệp Lâm Anh đăng đàn kể chuyện cho vay cả tỷ, Đàm Thu Trang bình luận gây chú ý
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?