Nỗi buồn ông đồ thời nay
Thứ bảy, 21/01/2012 14:07

Người cho chữ và cả người nhận chữ thường gặp nhau ở cái tâm trong sáng, nhưng xen lẫn với niềm vui là nỗi buồn của những ông đồ thời nay khi mà tục cho chữ đã dần bị thương mại hóa.

Thư pháp – khiến tâm thêm thư thái

Đến với thư pháp là đến với sự thong thả, thư thái và nhẫn nại. Theo đúng lệ, xin chữ thường là việc diễn ra vào những ngày đầu năm mới, nhưng phố thư pháp Văn Miếu năm nay đã thu hút khá nhiều các thầy đồ, họa sỹ và cả những người yêu bộ môn này. Bắt đầu từ khoảng 20 tháng chạp, nhưng đã có rất nhiều người tới đây để xin chữ cho bản thân và gia đình.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Năm nay thầy đồ về bên Văn Miếu đông hơn năm trước

Họa sĩ – thư pháp Đức Tùng cho biết: “Năm nay những người viết thư pháp về tề tựu tại Văn Miếu đông hơn năm trước nên con phố trở nên nhộn nhịp và thu hút được nhiều người. Mặt khác thời tiết năm nay cũng thuận lợi nên khách vui xuân thư thái, thích chiêm nghiệm hơn nên dễ tìm đến thư pháp”.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Đả tự bên giá bút lông

Chia sẻ với Phóng viên Infonet Thư họa gia Kiều Quốc Khánh, anh hiện đang sinh hoạt tại câu lạc bộ Thư pháp trẻ Hà Nội nói: Năm nay không khí ở Văn Miếu nhộn nhịp hơn rất nhiều, cả thầy đồ của nhiều thế hệ, các bậc tiền bối đi trước và cả các bạn trẻ cũng tới đây để gặp gỡ, giao lưu và học hỏi.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Bộ bút lông phong phú đủ để thể hiện bất cứ chữ khó nào.

Tham gia ở đây đã nhiều năm nhưng với tôi xuân này lượng người tới đây đông hơn hẳn. Có lẽ vì năm nay, thời gian nghỉ Tết dài hơn và cũng một phần vì kinh tế không khả quan lắm nên nhiều người có thời gian thư thả, anh Khánh chia sẻ.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Mừng vui khi xin được chữ hay

Gặp Khánh Linh – Sinh viên năm cuối Đại học Hà Nội, đang xin chữ, bạn chia sẻ: Năm trước, em cũng tới đây để xin chữ, năm nay là năm cuối cùng đại học, em muốn xin chữ “Thuận” để cả năm được thuận lợi, suôn sẻ, công việc học hành cũng như nghề nghiệp trong tương lai của em sẽ được như ý”, Linh hào hứng.

Cho chữ ở tâm không nặng vì tiền

Cho chữ đầu xuân là một trong những tục lệ, một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, mỗi người lại tìm đến các thầy đồ, xin chữ về treo trong nhà. Có khi là cầu mong sư sung túc quanh năm, hay sức khỏe, hạnh phúc cho cả gia đình.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Tranh thủ đọc sách tìm chữ trong lúc thầy đồ chuẩn bị

Với những người đam mê bộ môn nghệ thuật này như Lê Hưng – quê Vĩnh Phúc thì thư pháp đã ngấm vào từng hơi thở, nó như một niềm đam mê khó lòng dứt bỏ, anh Hưng chia sẻ.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Giảng giải nghĩa chữ là một phần của thư pháp

Tâm sự với chúng tôi về quá trình đến với “mực tàu – giấy đỏ” Hưng cho biết: Quê anh ở Vĩnh Phúc, từ khi còn là sinh viên Khoa Mỹ thuật Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, anh đã đam mê và tìm đến với thư pháp như mối duyên và sự tình cờ.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Chăm chú nghe thầy giảng chữ

Anh cho hay, những ngày đầu nhập môn, bỡ ngỡ và viết sai nhiều lắm, nhưng rồi sự cố gắng và nỗ lực của anh đã cho trái ngọt.

Sau gần 5 năm theo học, giờ dưới ngòi bút của anh là những dòng thư pháp, mà nhìn vào đó, người ta như thấy được cả cái tâm của của người cầm bút và dường như cả ước vọng của người xin chữ.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Các thầy đồ trẻ còn viết cả thư pháp lên trên đá

“Cho chữ cốt ở cái tâm của chính mình, không vì lợi ích kinh tế, không vì tiền mà làm mờ đi từng nét bút” Lê Hưng khẳng định.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Chữ của con trẻ làm thầy đồ bật cười

Theo phản ánh của những người viết thư pháp, mỗi chỗ ngồi bên Văn Miếu có giá 2 triệu đồng, đóng trước 1 triệu đồng. Với nhiều người mức phí này khiến họ “vừa buồn vừa lo”. Buồn vì cho chữ cốt ở cái tâm giờ đã quy rõ thành vật chất. Lo vì liệu bán chữ có đủ nuôi chỗ ngồi?

Infonet
Tag: Ông đồ , Chữ Nho , Thương mại hóa