Không phải vụ ám sát nào cũng thành công và do đó, nhiều nhà lãnh đạo may mắn tránh được cái chết trong gang tấc.
Vụ ám sát Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, năm 1981 |
6. Vụ ám sát hụt nhà cách mạng Liên Xô, V.I. Lenin, năm 1918
Ngày 30/8/1918, Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng Xã hội Cách mạng Nga, tiếp cận nhà lãnh đạo kiệt xuất của Liên Xô, Vladimir Ilyich Lenin sau khi ông vừa tham dự một buổi mít tinh và đang quay ra xe hơi. Kaplan đã bắn 3 phát đạn về phía Lenin trong đó, hai phát trúng khuỷu tay và lưng của ông.
Lenin lập tức được đưa về căn hộ tại Kremlin vì ông từ chối tới bệnh viện. Lý do là, Lenin tin rằng, có những kẻ ám sát khác đang rình rập ông ở bệnh viện. Các bác sĩ được triệu tới chữa trị cho vị lãnh tụ kiệt xuất của Liên Xô ngay tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể gắp đạn ra khỏi cơ thể của Lenin do lo ngại điều này sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của ông.
Sau đó, Lenin dần hồi phục sức khỏe và tiếp tục lãnh đạo nhân dân Nga vượt qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử trọng đại. Tuy nhiên, sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút từ thời điểm đó. Nhiều người cho rằng, vụ ám sát có liên quan tới những cơn đột quỵ sau này của Lenin.
7. Vụ ám sát Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, năm 1981
Ngày 30/3/1981, chỉ mới 69 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Ronald Reagan đã đối mặt với một âm mưu ám sát kinh hoàng ngay tại Thủ đô Washington.
Tay súng John Hinckley Jr đã bắn nhiều phát đạn liên tiếp vào Tổng thống Reagan ngay khi ông vừa bước ra khỏi khách sạn Washington Hilton và đang tiến về phía chiếc xe hơi của mình sau khi hoàn thành bài diễn trong một hội nghị.
Kết quả là, Tổng thống Reagan bị một viên đạn găm trúng phổi, làm thủng phổi nhưng ông đã sống sót. Nếu vụ ám sát thành công, nước Mỹ sẽ mất một vị tổng thống vĩ đại và lịch sử nước Mỹ cũng như kết cục của Chiến tranh Lạnh sẽ thay đổi.
Trong hai nhiệm kỳ tổng thống từ năm 1981 đến năm 1989, Tổng thống Ronald Reagan chính là người thay đổi và thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ trở lại đồng thời mở rộng quân sự và góp phần kết thúc Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Ronald Reagan cũng chính là người thuyết phục thành công cựu Tổng thống Liên Xô, Gorbachev phá bỏ bức tường Berlin, dẫn đến sự kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh.
Cùng với việc theo đuổi ý tưởng bị nhiều người chỉ trích là “điên rồ” mang tên "chiến tranh giữa các vì sao", Reagan cũng chính là người truyền cảm hứng cho sự phát triển mạnh mẽ của một loạt ngành khoa học, công nghiệp của Mỹ như khoa học vũ trụ, không gian, kỹ thuật hình ảnh, vũ khí chiến tranh…
8. Vụ ám sát hụt Tổng thống Mỹ, Andrew Jackson, năm 1835
Nhiều người cho rằng, vụ ám sát Tổng thống Lincoln là nỗ lực sát hại một vị Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử nước này. Tuy nhiên, người tiền nhiệm của ông, Tổng thống thứ 7 của Mỹ, Andrew Jackson mới là tổng thống đầu tiên phải đối mặt với âm mưu ám sát của những kẻ khủng bố bên ngoài nước Mỹ. Đây cũng là vụ ám sát đầu tiên trong lịch sử Tổng thống Mỹ.
Vụ ám sát xảy ra vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Jackson. Richard Lawrence, một gã bị bệnh hoang tưởng tiến nhanh về phía Tổng thống Jackson khi ông bước ra từ cửa phía Đông của điện Capitol đồng thời rút khẩu súng cất giấu trong người ra nhằm thẳng vào Tổng thống và bóp cò. Một điều kỳ diệu đã xảy ra khi không có viên đạn nào bay ra và Tổng thống Jackson được cứu mạng. Ngay sau đó, kẻ tấn công bị một sĩ quan Hải quân nhanh chóng bắn chết tại chỗ.
Tuy nhiên, nếu vụ ám sát thành công, hướng đi chính trị của nước Mỹ rõ ràng sẽ thay đổi.
9. Vụ ám sát hụt Tổng thống Ai Cập Gamal Nasser, năm 1954
Gamal Abdel Nasser là một chính trị gia có tiếng ở Trung Đông trong nửa cuối thế kỷ XX. Ông trở thành Tổng thống Ai Cập vào năm 1954.
Ông là nhà lãnh đạo phong trào dân tộc Ai Cập vào năm 1952, lật đổ nền quân chủ và xây dựng chế độ cộng hòa tại Ai Cập. Sau đó, ông thương lượng để chấm dứt chiếm đóng kéo dài trong suốt 72 năm của Anh ở Ai Cập.
Thành tựu lớn nhất của ông là công trình đập Aswan Hight nổi tiếng; những định chế về cải cách ruộng đất, chương trình công nghiệp hóa và phục hồi quyền tự trị của Ai Cập. Nasser theo đuổi chính sách thống nhất Arab và chủ nghĩa xã hội.
Vụ ám sát hụt Tổng thống Ai Cập Nasser diễn ra ngày 26/10/1954. Một thành viên ly khai của tổ chức “Những người anh em Hồi giáo” tên Mohammed Latif đã trà trộn vào đám đông quần chúng đang lắng nghe Tổng thống Nasser diễn thuyết tại thành phố Alexandria và khi chỉ còn cách ông Nasser chừng 7m, Latif rút súng ngắn bắn 8 phát vào ông. Tuy nhiên, tất cả 8 viên đạn đều không trúng mục tiêu và tay súng này lập tức bị cảnh sát bắt giữ.
Trong trường hợp Latif ám sát thành công Tổng thống Nasser, lịch sử Ai Cập cũng như lịch sử khu vực sẽ có nhiều đổi khác so với những gì đã diễn ra.
10. Vụ ám sát hụt Tổng thống Pháp Charles De Gaulle, năm 1962
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2, uy tín của Tổng thống Pháp Charles De Gaulle ngày càng được củng cố. Ông là một trong những chính khách được ngưỡng vọng bậc nhất của nước Pháp và châu Âu, là biểu tượng của tính kiên định, tinh thần dân tộc và ý chí tự do.
Vụ ám sát Tổng thống Pháp Charles De Gaulle diễn ra vào ngày 22/8/1962 sau khi ông cùng gia đình ngồi xe hơi rời khỏi điện Elysée. Khi đến đại lộ de la Liberation, chiếc xe hơi chở Tổng thống Charles De Gaulle bị áp sát và nã đạn liên tục.
Một viên đạn bay sượt qua đầu De Gaulle găm vào thùng xe. Những viên đạn khác tiếp tục được bắn ra tới tấp. Chiếc xe của Tổng thống bị hư hại nặng nhưng vẫn tiếp tục lượn lách. Đến ngoại ô vùng Petit - Clamart, dòng xe cộ đông đúc đã che chắn cho chiếc xe hơi của Tổng thống Charles. Những kẻ ám sát đành phải bỏ cuộc và Tổng thống Pháp thoát chết.
Nếu Charles De Gaulle mất mạng trong vụ ám sát này, nền chính trị Pháp chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng bất ổn định khó có thể tưởng tượng được.
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước