Liên quan đến vụ việc bé trai bị ‘bỏ quên’ trên taxi giữa đêm, hiện có nhiều người nhận là người thân và một số khác mong muốn nhận nuôi bé.
Những vấn đề pháp lý vụ bé trai bị 'bỏ rơi' trên taxi |
Như tin tức đã đưa, vào khoảng 23h30 đêm ngày 1/12, anh Hồ Minh Thuận (SN 1976, ngụ quận 11, lái xe taxi hãng Vinasun) đón một người phụ nữ khoảng 30 tuổi, nước da ngăm, dáng người nhỏ, nói giọng Miền Nam trên tay bế một bé trai khoảng hơn 2 tuổi tại khu dân cư Trung Sơn, quận 7 và được yêu cầu đưa qua hẻm 150 Tôn Đản (quận 4).
Sau một hồi đi lòng vòng, đến rạng sáng ngày 2/12, người này yêu cầu anh Thuận chở về cầu Kênh Xáng (quận 8) để mượn tiền trả tiền xe. Khi đến chân cầu, người phụ nữ này nhờ anh Thuận giữ giúp bé trai đang ngủ để đi mượn tiền.
Tuy nhiên, đến 4h30 cùng ngày, không thấy người phụ nữ đó quay lại, anh Thuận đã điện thoại về công ty báo cáo tình hình và đưa bé trai đến UBND phường 1, quận 8 trình báo. Đứa trẻ được chuyển đến trong tình trạng sức khỏe tốt, mặt kháu khỉnh, không bị bạo hành.
Liên quan đến vụ việc nói trên, PV đã có cuộc phỏng vấn với Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc công ty TNHH Luật Việt Kim
PV: Thưa luật sư, liên quan đến vụ việc một bé trai bị ‘bỏ quên’ trên taxi giữa đêm, khi người thân đã bỏ rơi em thì có được quyền nhận nuôi lại không hay sẽ bị tước quyền nhận nuôi lại bé trai nói trên?
Theo điều 41 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định như sau:
Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Đồng thời theo điều 24 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định như sau:
Điều 24. Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng
Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Như vậy, hiện tại trong Bộ luật dân sự, Luật nuôi con nuôi, Nghị định về đăng ký và quản lý hộ tịch không quy định về việc tước đoạt quyền nuôi con. Tuy nhiên, chỉ có một quy định duy nhất về trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên nếu cha, mẹ có một trong các hành vi nêu trên. Vì thế, khi người thân đã bỏ rơi em thì việc có được nhận nuôi lại hay không phải dựa vào yếu tố:
Thứ nhất: Nếu cha, mẹ xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét về mặt tư cách đạo đức cũng như về điều kiện hoàn cảnh để giao lại đứa bé. Ngược lại nếu họ không có một trong các hành vi trên thì họ có quyền nhận lại đứa bé đã bị bỏ rơi
Thứ hai: Nếu cha, mẹ không đồng ý nuôi thì người giám hộ của đứa bé có thể nhận nuôi đứa bé theo quy định tại điều 24 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
PV: Trường hợp nếu không xác định được ai là thân nhân của bé trai này thì ai sẽ là người được quyền cho nhận nuôi bé bởi có rất nhiều người đang muốn nhận nuôi ?
Để xác định ai là người được quyền nhận nuôi đứa bé nếu không xác định được ai là nhân thân của bé trai thì phải xem xét trên nhiều yếu tố:
Theo thông tin báo chí đưa tin ban đầu thì người tài xế taxi đã chở người phụ nữ và đứa trẻ. Tuy nhiên, sau đó người phụ nữ này lại bỏ rơi đứa trẻ trên xe và biến mất. Như vậy, người tài xế là người đầu tiên phát hiện đứa trẻ. Vì vậy, theo quy định tại khoản 4 điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch được sửa đổi bổ sung nghị định 06/2012/NĐ - CP thì: 4. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
Như vậy, trong trường hợp này người tài xế taxi là người đã nhận được đứa trẻ mà người phụ nữ đã bỏ rơi trên xe nên trước mắt Ủy ban nhân dân cấp quận, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh. Vậy nếu hết thời hạn ba mươi ngày nếu không xác định được cha, mẹ cũng như người thân thì người tài xế taxi này có quyền đăng ký khai sinh và làm thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 và nghị định 19/2011/NĐ – CP hướng dẫn luật nuôi con nuôi.
Còn ngược lại, nếu người tài xế taxi này không có nguyện vọng nuôi đứa trẻ thì UBND quận 1 thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu, phù hợp để quyết định người nhận nuôi đứa trẻ trong số những người có nhu cầu nhận nuôi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?