Với những trẻ đã bị dị ứng thực phẩm thì thường sẽ khỏi khi được 3 tuổi. Một số ít trường hợp không khỏi thì đành phải tránh dùng cả đời.
|
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn nhiễm phản ứng mạnh với một số chất nào đó và gây ra những rối loạn tiêu hóa ở trẻ, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hệ miễn nhiễm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên thường dễ bị dị ứng với các thực phẩm kể cả thực phẩm thông thường như trứng hay gluten (một loại protein có trong bột của lúa mỳ, lúa mạch…). Vì vậy mẹ cần cẩn trọng khi cho bé dùng những thực phẩm này. Với những trẻ đã bị dị ứng thực phẩm thì thường sẽ khỏi khi được 3 tuổi. Một số ít trường hợp không khỏi thì đành phải tránh dùng các thực phẩm đó suốt đời.
Những chứng dị ứng thông thường
Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng đối với trẻ:
- Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
- Các loại hạt có mầm
- Trứng
- Thực phẩm chế biến từ bột mỳ
- Cá và các loại động vật có vỏ (như tôm, cua, sò, hến…)
- Đâu nành
- Hạt mè, dâu, nước ép trái cây
Với những trẻ đã bị dị ứng thực phẩm thì thường sẽ khỏi khi được 3 tuổi.
Dị ứng với sữa bò (chất đạm)
Trẻ dị ứng với một trong những chất đạm có trong sữa bò, hoặc sữa công thức, các sản phẩm chế biến từ sữa sẽ có những biểu hiện như tiêu chảy, ói mửa, đau bụng, nổi mề đay hay không dung nạp được lactose. Đối với trẻ bị dị ứng với sữa, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ và cho trẻ dùng sữa có nguồn gốc từ đậu nành, nếu không thể nuôi con bằng sữa mẹ. Đối với trẻ lớn hơn, có thể tham khảo ý kiến bác sỹ dinh dưỡng về việc lên thực đơn ăn uống không có sữa mà vẫn đủ chất cho trẻ.
Dị ứng với các loại đậu
Tỷ lệ trẻ bị dị ứng với các loại đậu khá thấp. Nhưng nếu đã bị thì sẽ là một trong những chứng dị ứng nghiêm trọng nhất, còn gọi là sốc quá mẫn khiến cổ họng bị sưng phồng, gây khó khăn cho việc hô hấp. Đối với những gia đình có tiền sử dị ứng (kể cả bị hen suyễn, mề đay và dị ứng thực phẩm) không nên cho trẻ dưới 3 tuổi dùng những sản phầm có chứa đậu phộng hoặc dầu đậu phộng chưa tinh chế.
Nếu trường hợp gia đình không có tiền sử dị ứng, bạn có thể cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên làm quen với bơ đậu phộng. Ngoài ra không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn hạt dẻ vì rất dễ bị hóc nghẹn.
Triệu chứng dị ứng với thực phẩm
Thông thường trẻ bị dị ứng với thực phẩm có những biểu hiện như sau:
- Môi, lưỡi sưng phồng lên và bị chảy nước mũi
- Tiêu chảy liên tục
- Nôn mửa
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Đau bụng
Trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc quá mẫn – một phản ứng xảy ra rất đột ngột và có thể đe dọa đến tính mạng.
Chẩn đoán tình trạng dị ứng thực phẩm
Khi trẻ có dấu hiệu bị dị ứng thực phẩm, cách chính xác để chẩn đoán tình trạng này là loại bỏ tất cả các thực phẩm có thể gây dị ứng trong bữa ăn của trẻ và đợi cho các triệu chứng này lần lượt qua khỏi. Vài tuần sau, lần lượt cho trẻ ăn thử lại từng loại thực phẩm trên đến khi triệu chứng dị ứng xuất hiện trở lại. Tất cả những điều này cần có ý kiến của bác sỹ chuyên môn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?
- Cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ vợ chồng không phải là xứng đôi vừa lứa mà là phải có “4 giá trị” sau
- Sự tự tin của người phụ nữ không phải là đàn ông hay gia đình ngoại mà là: 2 từ!
- Trong mắt đàn ông, phụ nữ không đáng để theo đuổi chẳng qua là 3 kiểu này, phụ nữ nên hiểu
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?