Phổi heo thối được phù phép thành khô bò, ruốc làm từ thịt gà thối… là những vụ việc thực phẩm bẩn kinh hoàng bị cơ quan chức năng phát hiện trong năm 2014.
Những Scandal thực phẩm bẩn chấn động dư luận năm 2014 |
Mắm tôm lúc nhúc giòi
Thùng mắm tôm lúc nhúc giòi bọ lớn 500 lít được lực lượng chức năng phát hiện tại một cơ sở chế biến mắm tôm ở Bình Dương, nhiều người cảm thấy rùng rợn.
Cụ thể, khoảng 9h sáng ngày 9/10, lực lượng liên ngành thị xã Thuận An kiểm tra căn nhà do Dương Văn Hiếu, sinh năm 1982, quê Thanh Hóa thuê ở khu phố Hòa Long, P.Vĩnh Phú, TX. Thuận An, phát hiện hàng trăm chai mắm tôm, mắm nêm, mắm tép, tương ớt, giấm thành phẩm được sang chiết tại cơ sở.
Hình ảnh thùng mắm tôm dòi bọ lúc nhúc khiến nhiều người sởn da gà
Chủ cơ sở không xuất trình được giấy phép kinh doanh, chế biến, cũng như chứng nhận điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định, hoạt động hoàn toàn trái phép. Chủ cơ sở khai nhận, thuê mặt bằng làm được khoảng bốn tháng nay, nguồn nguyên liệu thu mua từ nhiều nơi, các sản phẩm được tiêu thụ tại địa bàn TX. Thuận An và những khu vực lân cận.
Đáng chú ý, một chiếc bồn chứa mắm tôm bên trong có rất nhiều giòi, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Phù phép phổi heo thối thành khô bò
Khô bò đen được làm từ phổi heo được chế biến trong điều kiện rất mất vệ sinh, ruồi nhặng bu đầy.
Ngày 12/8, các lực lượng chức năng huyện Bình Chánh, TP.HCM kiểm tra nhà không số canh nhà D19/13 tổ 19, ấp 4, xã Tân Kiên, phát hiện cơ sở chế biến bò khô đen không có giấy phép do ông Sơn Chiều, quê Trà Vinh làm chủ.
Phổi heo thối được phù phép thành khô bò
Cơ sở này đã hoạt động được khoảng 1 tháng nay. Phổi heo trong quá trình chế biến được phơi dọc hàng rào quanh nhà, mặc cho ruồi nhặng bám đầy bề mặt. Ngoài nguyên liệu là phổi heo, chủ cơ sở còn thu mua các phế phẩm động vật khác để chế biến, tất cả đều không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Thành phẩm cũng không được bảo quản, bao gói cẩn thận mà để trực tiếp trên nền nhà có nhiều động vật (chó, gà) qua lại.
Chủ cơ sở khai nhận, mỗi tuần giao từ 40 - 50 kg thành phẩm khô bò đen cho các mối sỉ tại Bình Tây (quận 6, TP.HCM) với giá 40.000 đồng/kg. Khô bò đen này sau đó được bán lẻ lại cho cho các điểm bán bánh tráng trộn địa bàn TP.
Rất nhiều vụ trữ và vận chuyển lòng lợn thối bị phát hiện
Chiều 17/12, các lực lượng chức năng tỉnh Hưng Yên bắt quả tang một chủ cơ sở chế biến ở huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) đang tàng trữ gần 5 tấn lòng lợn thối. Đây là cơ sở chế biến của gia đình ông Nguyễn Đình Tuấn ở thôn Cẩm Quan, xã Cẩm Xá (huyện Mỹ Hào). Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại nhà ông Tuấn có các thùng đông lạnh đựng lòng lợn, tổng số lòng lợn lên tới 4,6 tấn.
Toàn bộ số hàng trên được thu gom từ nhiều lò mổ ở thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng... Sau khi thu gom, số lòng lợn dù thối hay còn tươi sẽ được tẩy trắng bằng muối để bán sang Trung Quốc.
Trưa 11/8, lực lượng chức năng Hà Nội kiểm tra xe ôtô tải mang biển kiểm soát Bắc Ninh, đang dừng đỗ ở khu vực đường dẫn cầu Thanh Trì (huyện Gia Lâm, Hà Nội) và phát hiện trong thùng kín phía sau chở nhiều bao tải đựng lòng lợn bốc mùi hôi thối đang trên đường đưa đến các nhà hàng để tiêu thụ.
Lái xe kiêm chủ hàng Ngô Văn Quảng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc 400 kg lòng lợn trên. Toàn bộ số nội tạng này được thu gom ở nhiều tỉnh, thành mang về Hà Nội tiêu thụ. Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản tịch thu, tiêu hủy toàn bộ số lòng lợn trên, lập biên bản xử phạt hành chính chủ hàng.
Ruốc làm từ thịt gà thối
Ruốc này được bỏ mối cho các điểm bán xôi, bánh mì, bánh ngọt trên địa bàn huyện Bình Chánh và Bình Tân.
Ngày 1/10, Đoàn Kiểm tra liên ngành phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện Bình Chánh (TP HCM) bất ngờ kiểm tra tại địa chỉ F7/1C ấp 6 (hẻm đường Vĩnh Lộc), xã Vĩnh Lộc B phát hiện cơ sở sản xuất trái phép và điều kiện vệ sinh cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chậu thịt gà thối dùng để chế thành ruốc heo đã bối mùi thối
Chủ cơ sở là bà Đỗ Thị Tân (SN 1984) cho biết tùy theo đặt hàng mà cơ sở sản xuất cho ra các giá bán khác nhau nhưng không quá 100.000 đồng/kg. Dù quy trình sản xuất rất mất vệ sinh nhưng thành phẩm lại có màu rất bắt mắt.
Ghi nhận tại hiện trường, la liệt thành phẩm và bán thành phẩm được để trong khay dưới nền nhà mặc cho chó tự nhiên qua lại. Cơ sở còn sử dụng dụng cụ hốt rác để xúc bột trộn vào chà bông.
Đáng chú ý, nguyên liệu là thịt gà đã bốc mùi hôi thối. Khi đoàn kiểm tra đang làm việc phía trước thì chủ lò âm thầm chỉ đạo nhân viên và người nhà tẩu táng tang vật, tuồn cả chục bịch chà bông bằng cửa sau rồi đem giấu dưới lùm cây bên hông nhà.
Bò bị bơm nước “thổi” trọng lượng thịt
Trước khi bị giết, những con bò bị bơm nước liên tục vào người đến sùi bọt mép, không đứng nổi, nằm lăn quay ra sàn.
Đầu tháng 12, Phòng CSMT Đà Nẵng đã đột nhập cơ sở giết mổ bò tại tổ 24 (P. Hòa Phát) do bà Lâm Thị Lệ Thu (1968) và bà Hoàng Thị Minh Huy (trú P. Hòa Phát, Q. Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) làm chủ. Rất nhiều nhân viên đang cố tình bơm nước vào 4 con bò để chuẩn bị mổ thịt mang bán cho tiểu thương. Trong số đó có con nằm ngất lịm, thoi thóp thở trên sàn lò mổ. Tiếp tục xác minh thực tế khi mổ bò, bên trong ruột, bao tử, hàng chục lít nước ồng ộc chảy ra.
Bò bị bơm nước no căng bụng trước khi giết
Điều này đồng nghĩa với việc cơ sở đang đánh lừa hàng chục tiểu thương bán thịt cùng hàng ngàn người tiêu dùng, vi phạm hành vi: Cố tình đưa nước hoặc chất khác vào động vật trước và sau khi giết mổ, quy định tại khoản 2, Điều 13, Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Hành vi bơm nước vào bò trước khi giết mổ gian lận thương mại, vi phạm đạo đức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, có thể làm cho thịt dễ nhiễm vi sinh vật hoặc các chất độc hại khác từ nguồn nước không đảm bảo. Nếu chủ cơ sở dùng nước bẩn, mất vệ sinh sẽ khiến vi khuẩn thấm qua dạ dày, đi vào ngũ tạng rồi đến các mô thịt dẫn tới nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Xuất 43.000 tấn dầu ăn bẩn sang Đài Loan
Vụ dầu mỡ bẩn tại Đài Loan đã trở nên hết sức nghiêm trọng khiến Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan phải từ chức, Tổng thống và Thủ tướng Đài Loan đều lên án và yêu cầu trừng phạt thích đáng, loại bỏ tất cả các nhà máy, công ty sản xuất dầu ăn bẩn, truy tố người vi phạm đồng thời đình chỉ lưu hành, bắt giữ và thu hồi hàng loạt sản phẩm liên quan trên thị trường.
Trụ sở của công ty Đại Hạnh Phúc
Điều đáng chú ý là nguồn cung cấp dầu ăn bẩn lại là công ty Công ty Đại Hạnh Phúc (có trụ sở tại TP HCM - Việt Nam), điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam.
Từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2014, Công ty Đại Hạnh Phúc đã xuất khẩu sang Đài Loan tổng cộng 276 lô hàng dầu mỡ, chủ yếu mỡ cá, mỡ heo… và ghi trong hợp đồng là dành cho thức ăn gia súc (khoảng 43.000 tấn).
Tiếp đó, từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2014, công ty này đã xuất khẩu xen kẽ cùng với 42 lô hàng thức ăn gia súc và ghi là lương thực thực phẩm, ước tính khoảng 6.000 tấn.
Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho rằng, việc Công ty TNHH Đại Hạnh Phúc tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng dầu mỡ động thực vật làm thực phẩm cho người khi chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là vi pham nghiêm trọng pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm, gây tác hại tới sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu tới uy tín của sản phẩm thực phẩm Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?