Rắn, bạch tuộc, ếch, ruồi giấm… là những quái thú vẫn có thể sống dai dẳng dù chúng đã bị mất đầu vì một lý do nào đấy.
Có thể bạn sẽ bị sốc và không tin nhưng thật sự thì rắn sau khi đầu lìa khỏi cổ vẫn có thể tấn công các động vật khác như thường, đó là bởi vì con rắn vẫn chưa chết hẳn. |
Theo các nghiên cứu khoa học, nguyên nhân rắn vẫn sống sau khi mất đầu là do tại rãnh sâu nằm giữa mắt và mũi của rắn có các thụ thể cảm biến nhiệt cho phép chúng bắt được bức xạ nhiệt từ những con mồi máu nóng. Sau khi đầu bị tách lìa, thụ thể vẫn hoạt động nên khi động vật máu nóng lại gần, các thụ thể hoạt động kéo theo phản ứng tức thời của các cơ ở đầu rắn và thực hiện một cú đớp đầy nguy hiểm.
Các tua của bạch tuộc vẫn ngọ nguậy dù đã bị chắt đứt đầu bởi chúng có hệ thần kinh khá phức tạp. Loài này có đến 2/3 nơron thần kinh ở các tua, tạo nên sự phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ hệ thần kinh.
Các tua tự mình hoạt động dưới sự kiểm soát chung của thần kinh trung ương, khi mất đầu, các tua ngọ nguậy trong khoảng thời gian ngắn, nhưng thực chất đã chết, còn các tua "ngọ nguậy" do thừa năng lượng.
Ếch dù không có não vẫn có thể hoạt động giống như một con ếch bình thường. Các nhà khoa học đã thử nghiệm 1 con ếch mất đầu và nhận thấy lật ngửa con ếch, nó sẽ lật lại; nếu kéo chân, ếch sẽ co lại hoặc nhảy. Nếu thả vào nước, nó sẽ bơi và nhảy ra.
Ếch mất đầu có thể sống là nhờ những phản xạ vô điều kiện của cơ thể, khi kích thích, các xung điện sẽ được phát ra, truyền đến cơ yêu cầu co cơ. Do hệ thần kinh của ếch không phụ thuộc hoàn toàn vào bộ não.
Ruồi giấm nếu chặt bỏ đầu cũng không có gì thay đổi, nó vẫn tiếp tục sống một thời gian khá dài và sinh hoạt bình thường.
Loài này có một bộ phận giống như “não phụ” nằm trong ngực. Chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của cơ thể thay cho não chính ở trên đầu khi không còn nên chúng vẫn có thể cử động, tuần hoàn, hô hấp… Ngoài ra, chúng vẫn nhận biết được ánh sáng nhờ các tế bào nhạy sáng nằm khắp nơi trên cơ thể.
Gián vẫn có thể sống lâu sau khi mất đầu do chất dịch mang sự sống của nó có áp suất rất thấp, không bị trào ra ngoài.
Gián có khá nhiều não bộ, hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể nên nó vẫn có thể bay nhảy và phản ứng với các tác động bên ngoài như thường.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Phía sau những bức ảnh 'đắt giá' đưa Việt Nam ra thế giới
- Ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban trắng ngay giữa lòng Hà Nội
- Những bức ảnh thay lời kêu cứu thống thiết từ môi trường, khi nghệ thuật dùng để kể những câu chuyện của hành tinh
- Vẻ đẹp khắc nghiệt của thiên nhiên qua những tác phẩm thắng giải nhiếp ảnh bảo tồn 2022
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành