Kết hôn với ma quỷ, chế độ đa phu... là các tục lệ kinh hoàng nhưng vẫn còn tồn tại ở một số nước.
|
Hôn nhân một vợ nhiều chồng
Một gia đình đa phu ở Tây Tạng, Trung Quốc.
Chế độ đa phu cho phép một người phụ nữ được phép kết hôn cùng lúc với nhiều người đàn ông. Trong thế giới hiện nay, hình thức này vẫn tồn tại ở một vài ngôi làng hẻo lánh thuộc cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).
Theo tín ngưỡng địa phương, chế độ này chỉ nhằm duy trì tài sản của gia đình, hạn chế canh tác đất đai và tỷ lệ sinh con cao hơn.
Những đứa trẻ được sinh ra sẽ chỉ gọi người chồng lớn tuổi nhất là cha, còn lại đều chỉ được gọi là chú.
Xa xưa, hôn nhân đa phu cũng xuất hiện ở vùng Bắc Cực và Amazon, nhằm liên kết các thế hệ để chống chọi với sự khắc nghiệt của môi trường cũng như sự thiếu hụt phụ nữ.
Hôn nhân giữa anh em chồng và chị em vợ
Đây là hình thức hôn nhân chỉ áp dụng trong một gia đình giữa nhiều thành viên với nhau. Nó tương tự như tục "nối dây" ở Việt Nam.
Chế độ này bao gồm hôn nhân anh em chồng (levirate): anh em trai, chú cháu lấy vợ của nhau khi người kia qua đời; và hôn nhân chị em vợ (soronate): người vợ có quyền và nghĩa vụ phải lấy anh em chồng khi chồng mất.
Hình thức levirate xuất hiện trong cộng đồng người ở châu Mỹ, Phi, Ấn Độ, Australia và cả tộc người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị của Việt Nam.
Trong khi đó, soronate thường xuất hiện ở những bộ tộc bản địa vùng Bắc Mỹ và Ấn Độ.
Hôn nhân tạm thời - Nikah mut'ah
Đây là hình thức hôn nhân cổ xưa phổ biến trong thế giới Hồi giáo. Nikah Mut'ah là dạng hợp đồng tạm thời giữa một người đàn ông với một phụ nữ được cố định trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Nếu người đàn ông đã có vợ, anh ta phải được đối tượng kết hôn đồng ý trước khi đi đến thỏa thuận. Nếu muốn lấy một cô vợ là nô lệ thì anh ta phải xin phép chủ nô của cô gái.
Hai điều kiện bắt buộc của hôn nhân tạm thời là thời gian nhất định và của hồi môn.
Hình thức này ngày nay còn tồn tại ở Iran dưới vỏ bọc của thế giới mại dâm, dẫn đến sự phản ứng dữ dội trong công chúng.
Ở Anh, hôn nhân Nikah Mut'ah vẫn được các cặp trẻ tuổi người Hồi giáo chấp thuận theo điều luật Sharia.
Minh hôn - Hôn nhân với "ma quỷ"
Nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận cho phép kết hôn với người đã khuất hoặc giữa 2 người chết với nhau.
Xa xưa ở Trung Quốc, một vị quan qua đời phải được chôn cùng một phụ nữ để ông không bị cô đơn khi sang thế giới bên kia.
Ngày nay tập tục minh hôn vẫn được áp dụng, theo đó những kẻ trộm mộ thường lấy xác những cô gái trẻ phục vụ cho hình thức hôn nhân này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến minh hôn, trong đó có phong tục cho rằng, em trai phải kết hôn sau anh trai.
Nếu người anh qua đời, buộc phải tổ chức minh hôn để tránh cho người em bị đen đủi, vong hồn người anh không quở trách em vì chưa kịp lập gia đình đã chết.
Cộng đồng người Hoa ở Singapore khá quen thuộc với hình thức cho 2 người chết kết hôn với nhau. Đôi khi đám tang và hôn lễ được tổ chức chung 1 ngày.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?