Những ngày đầu năm mới, mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất và tất nhiên không thể thiếu những phong tục sau.
Mua muối đầu năm đã trở thành một tục lệ không thể thiếu trong ngày đầu năm |
Hái lộc đầu xuân
Hái lộc đầu xuân là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam. Ở vào thời khắc giao thừa và ngày mùng 1 Tết, người dân thường đi hái lộc và đến đình chùa xin lộc, xin được ban ơn và cầu phúc cầu tài.
"Lộc" có 2 nghĩa, nghĩa thứ nhất là nhánh cây non và nghĩa thứ 2 là bổng lộc. Trong "hái lộc đầu xuân", lộc là 1 mầm non bé bỏng vừa nhú ra từ thân cây, từ nách lá. Theo tục người xưa, đầu năm, dân chúng thường ghé lại các cây cổ thụ trong sân đình, chùa để hái 1 nhánh non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ để hy vọng rước được phước lộc về cho gia đình.
Lì xì năm mới
Không biết từ bao giờ tục mừng tuổi đầu năm (lì xì) ra đời để rồi lưu truyền từ năm này sang năm khác và đến giờ vẫn được gìn giữ. Trong những ngày Tết, mọi người đến nhà những người mình yêu quý để thăm hỏi và chúc Tết đồng thời không quên mừng tuổi khi gặp trẻ em hay những người cao tuổi. Mừng tuổi đầu năm như một lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc cho cả năm.
Lì xì là những phong bao màu đỏ bên trong chứa tiền mới, gọi là tiền may mắn. Phong bao mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc.
Trẻ em vui sướng khi nhận được lì xì từ người lớn
Đầu năm mua muối
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Từ ngàn đời xưa, người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung thường có quan niệm muối nằm trong danh mục nhóm thực phẩm quan trọng nhất, thiết yếu nhất tạo nên các hợp chất hữu cơ giúp nuôi sống con người. Thế nên, người ta thường mua muối đầu năm với hi vọng có một năm mạnh khỏe, và tình cảm gia đình sẽ “đậm đà” như muối.
Ở các vùng nông thôn Bắc Bộ, có người còn rắc muối ra đường và xung quanh nhà với hy vọng nơi nơi đều bình yên. Sáng mùng 1 Tết tại các đình chùa, muối được bày bán bên cạnh hoa quả, vàng mã, đèn hương...
Đầu năm đi lễ chùa
Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh lúa nước và đạo phật, đi chùa cầu may đã trở thành một tục lệ không thể thiếu trong tâm linh của người Việt. Đi chùa vào ngày đầu tiên của năm mới còn có ý nghĩa hơn khi cầu cho cả năm mua thuận gió hòa, gia đình mạnh khỏe. Chính bởi vậy, bắt đầu từ sáng ngày mùng 1 Tết, người dân đã đổ về chùa để thỉnh nguyện với đức phật. Đi lễ chùa còn là cơ hội để gặp gỡ nhau, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm mới đã và đang về.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?