Sự việc của ông Hồ Khôi không gây bất ngờ bởi trước đó UBCK đã kiếm tra tại TAS và phát hiện hàng loạt sai phạm liên quan đến hoạt động môi giới và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Các Sếp chứng khoán thi nhau vào tù |
Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết nguyên đán Quý Tị, tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam lại đón nhận một tin không vui: thêm một tổng giám đốc CTCK Tràng An ông Lê Hồ Khôi bị bắt do các sai phạm liên quan đến việc xác nhận khống mã cổ phiếu, hợp thức hóa hợp đồng ủy thác đầu tư của khách hàng để vay rồi chiếm đoạt tiền của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.
Sự việc của ông Hồ Khôi không gây bất ngờ với thị trường bởi trước đó UBCK đã kiếm tra tại TAS và phát hiện hàng loạt sai phạm tại công ty này liên quan đến hoạt động môi giới và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
TAS cho nhà đầu tư mua chứng khoán khi không đủ tiền và đã bị Trung tâm lưu ký ngưng cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động lưu ký, toán bù trừ từ ngày 13/10/2012, Sở GDCK TP.HCM cũng ngừng giao dịch với TAS và ngừng cung cấp thông tin dữ liệu với công ty kể từ ngày 15/10/2012 và đưa TAS vào diện chấm dứt tư cách thành viên bắt buộc.
Báo cáo bán niên năm 2012 của TAS cũng có lưu ý của kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục của công ty do khoản phải thu khách hàng của TAS tại thời điểm 30/6/2012 lên tới 236 tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản, trong đó khoản quá hạn là 73,6 tỷ đồng; khoản nhận nợ lại các khoản vay của NĐT đều quá hạn thanh toán, lỗ lũy kế gần 70 tỷ đồng, chiếm hơn 50% vốn điều lệ.
Khi ông Khôi bị bắt, TAS vẫn đang trong thời gian bị kiểm soát đặc biệt, thời gian kiểm soát đặc biệt từ ngày 6/9/2012 đến ngày 6/3/2013.
TAS cũng thừa nhận việc công ty nhận nợ lại tiền vay của các nhà đầu tư tổ chức để “hỗ trợ nguồn tiền cho nhà đầu tư giao dịch chứng khoán” và “TAS đóng vai trò bên thứ ba” nhưng “do quá trình quản lý không tốt nên công ty không giải chấp danh mục của khách hàng khi thị trường giảm do vậy NĐT đã không trả được khoản vay theo đúng tiến độ hợp đồng”.
4 Tổng giám đốc bị bắt
Trong 4 Tổng giám đốc CTCK bị bắt trong năm Rồng, ngoài ông Khôi còn có ông Hoàng Xuân Quyến (CEO Chứng khoán Liên Việt), ông Lê Đạt Chí (CEO kiêm Chủ tịch chứng khoán SME) và ông Phan Minh Anh Ngọc – cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Cao Su.
Ông Lê Hồ Khôi bị bắt do có hành vi: Chỉ đạo nhân viên dưới quyền xác nhận khống các mã chứng khoán, hợp thức hồ sơ nhận uỷ thác đầu tư của khách hàng để vay rồi chiếm đoạt tiền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Ông Khôi trước đó đã có 7 năm làm việc tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước (từ năm 1997 đến năm 2004), sau đó ông công tác tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) từ năm 2004 đến năm 2006, ông bắt đầu giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc TAS từ năm 2007 đến nay.
Ông Hoàng Xuân Quyến – cựu Tổng giám đốc CTCK Liên Việt (bị miễn nhiệm từ tháng 5/2011) bị bắt vào cuối tháng 5/2012 theo đơn tố cáo của Hội đồng Quản trị LVS do ông Quyến đã thực hiện nghiệp vụ mà Hội đồng Quản trị chưa bao giờ cho phép làm khi đồng ý cho thế chấp cổ phiếu OTC vào Công ty làm LVS thiệt hại tài chính.
Ông Quyến có thời kỳ làm Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Motorola tại Chicago, Mỹ; Kết toán trưởng của Comvik, Kinnewik Telecom Group, Thụy Điển; Giám đốc Thương mại của Tập đoàn truyền thông - Ringer Media, Thụy Điển. Ông Quyến còn có bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh (California, Mỹ) và thạc sĩ Tài chính (London, Anh).
Ông Phan Huy Chí – cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCK SME bị khởi tố và bắt giam ngày 2/8/2012 về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ông Chí, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị SME cũng bị bắt. Ông Phạm Minh Tuấn trước đó có thời gian làm việc tại UBCK Nhà nước.
Ông Phan Huy Chí là có 2 bằng cử nhân tại Đại học Ngoại ngữ và Đại học Tài chính kế toán, ông cũng có bằng Thạc sỹ Luật kinh tế - Đại học Libre de Bruxelles - Bỉ.
Ông Phan Minh Anh Ngọc – cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Cao Su, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao Su Việt Nam đã bị bắt tạm giam vì hành vi “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” khi còn là Tổng giám đốc Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Việt Nam (RFC). Cùng với ông Ngọc, các ông Vương Đáng, trưởng phòng tín dụng và ông Trần Quốc Hoàng, nhân viên tín dụng của công ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam đã bị bắt do những sai phạm trong cho vay tín dụng ở công ty này.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?