Thưởng thức những món chè thơm ngon, thanh mát này vào buổi chiều thật thích.
|
Chè sắn
Chè sắn nóng hổi dẻo dẻo, thơm mùi cốt dừa, lạc rang thật là tuyệt!
Nguyên liệu:
- Sắn: 1 củ (nếu thích ăn nhiều sắn thì có thể tăng lên)
- Lạc: 0,5 lạng
- Đường cát (tùy khẩu vị)
- Cốt dừa đóng lon
Thực hiện:
- Sắn rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn.
- Ngâm sắn vào trong nước lạnh khoảng 1h để sắn ra hết nhựa, khi ăn không bị “say”.
- Ướp sắn với 1 chút đường, để trong khoảng 1h cho đường tan hết và ngấm vào miếng sắn.
- Đổ lượng nước vừa đủ và cho sắn vào nồi đun sôi, sau khi sắn sôi thì để lửa nhỏ để miếng sắn chín dẻo.
- Lạc rang chín, bỏ vỏ, giã nhỏ, để rắc lên chè sắn khi ăn.
- Cốt dừa lấy khoảng 100ml, cho ra nồi, thêm chút nước đun sôi, sau đó cho chút bột năng hoặc bột sắn vào để cốt dừa sánh lại.
- Chè sắn sắn sau khi đã chín dẻo, nêm nếm lại độ ngọt vừa miệng, nếu thích có thể cho thêm vài sợi gừng thái nhỏ cho thơm.
Tắt bếp, khi ăn thêm cốt dừa và lạc rang. Món chè sắn sẽ ngon hơn khi ăn nóng.
Chè trôi nước nhân vừng đen
Nguyên liệu:
- 100gr vừng đen rang giã nhỏ; 2 muỗng canh mật ong; 2 muỗng canh đường; 50ml nước; Cho phần bột: 100gr bột nếp; 20gr bột năng; 130ml nước nóng hay nước cốt dừa hâm nóng.
- Nước đường.
Thực hiện:
- 150gr đường vàng, 500ml nước, gừng thái chỉ, 1 chút xíu muối cho hết vào nồi đun liu riu.
Làm phần nhân
Đường, mật ong, nước cho vào nồi hòa tan, bắt lên bếp nấu lửa nhỏ cho đến khi nước đường hơi sánh thì cho vừng đen vào trộn đều là tắt bếp.
Chờ nhân hơi nguội thì bạn hãy viên nhân to nhỏ tùy thích.
Bột năng, bột nếp cho vào âu trộn đều, sau đó cho nước cốt dừa hâm nóng vào, mang bao tay nhồi cho bột mịn không dính tay là được.
Chia bột từng phần nhỏ (nhớ phần bột nhiều hơn phần nhân nhé 6:4).
- Viên tròn viên bột sau đó ấn dẹp, rồi cho nhân vào viên tròn lại.
- Làm như thế đến khi hết nguyên liệu.
Nấu 1 nồi nước, khi nước sôi thì cho từng viên bột vào luộc, viên bột nổi lên bạn luộc thêm vài phút nữa, rồi vớt ra cho vào âu nước lạnh.
Nồi nước đường đang sôi bạn vớt viên bột từ âu nước lạnh cho vào nấu thêm 10 phút nữa là xong. Muốn có viên trôi nước màu nâu thì cần nấu lâu hơn.
Trình bày: Cho chè trôi nước nhân vừng đen ra bát, rắc chút lạc, vừng rang và ít dừa non bào sợi cho hấp dẫn hơn.
Chè bà ba
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai lang bí lớn
- 1 củ khoai môn cao vừa
- 1 chén đậu phộng hạt
- 1 chén đậu xanh cà
- Vài tai nấm mèo
- 1 ít phổ tai (là một loại hải sản gốc thực vật. Đây một loại rong (tảo) biển phơi khô)
- 1 ít bột khoai, bột báng
- 150 gram dừa nạo
- Khoảng 300 gram đường cát
- 1 bó lá dứa, ít bột năng
Thực hiện:
Đậu phộng và đậu xanh ngâm vài giờ.
Sau đó mang đậu phộng đi nấu cho mềm rồi vớt ra để ráo. Đậu xanh ngâm xong cũng vớt ra để ráo nước.
Khoai lang và khoai môn gọt vỏ, xắt miếng vuông nhỏ, ngâm nước muối loãng cho không bị thâm. Ngâm đến khi nào nấu mới vớt ra rửa lại. Ngâm bột khoai và bột báng trong nước lạnh.
Phổ tai rửa nhiều lần cho sạch, cắt khúc vừa ăn rồi ngâm nước cho mềm. Nấm mèo cũng rửa kỹ, ngâm nước ấm cho nở rồi xắt sợi nhỏ như phổ tai.
Nhồi dừa nạo với nước ấm, vắt một tô nước cốt dừa.
Lá dứa rửa sạch, bó lại cho gọn. Cho nước cốt dừa vào nồi cùng khoảng 1,5 lít nước, thả lá dứa vào rồi đun sôi.
Cho khoai môn và khoai lang vào nồi nước cốt dừa.
Khi khoai mềm, lần lượt cho đậu phộng, đậu xanh, bột khoai, bột báng, nấm mèo và phổ tai vào nồi.
Nấu đến khi đậu phộng mềm và bột báng trong là được. Cho đường vào, nêm ngọt vừa ăn. Pha ít bột năng với nước rồi đổ vào nồi chè. Tắt bếp.
Món chè này ăn nóng rất ngon nhưng ăn lạnh hương vị hấp dẫn chẳng kém chút nào. Bạn chỉ việc cho vào ngăn mát tủ lạnh vào tiếng là thưởng thức được ngay thôi. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của nước cốt dừa, vị bùi của các loại đậu và khoai, xen lẫn phổ tai và nấm mèo giòn giòn, thoang thoảng hương lá dứa.
Các bạn có thể thêm khoai mì (sắn), hạt sen… vào món chè bà ba, cũng rất ngon và đúng điệu.
Chè đậu xoài sữa chua
Nguyên liệu:
- Xoài chín: 1 quả; đậu đỏ: 200 gr; sữa chua: 2 hộp.
- Đường: nêm vừa ăn.
- Gừng: vài lát
- Mật ong: 4 thìa.
Thực hiện:
Đậu đỏ nhặt hạt hỏng, rửa sạch, ngâm với nước qua đêm cho nở hết, muốn nấu đậu nhanh nhừ ta cho thêm 1 chút muối trong quá trình ngâm.
Đun đậu với nước trong khoảng 1 giờ đồng hồ để đậu được chín mềm.
Trong quá trình đun nếu có bọt thì hớt hết bọt.
Xoài rửa sạch, cắt 2 má khía hình vuông để miếng xoài khi cho vào cốc trông đẹp mắt.
Đậu chín mềm, nêm nếm đường vừa miệng ăn, thêm 1 chút xíu muối cho đậu đậm đà và thả vài lát gừng vào, đun sôi thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
Khi ăn, cho xoài vào trước, múc hạt đậu đỏ rải lên, đổ sữa chua và mật ong lên trên cùng, thêm một chút nước đậu.
Có thể để chè đậu xoài sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm đá cho mát.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%