Các phóng viên chiến trường của AP đã bất chấp nguy hiểm để chụp những hình ảnh lột tả sự khốc liệt của chiến tranh tại Việt Nam trong thời kỳ 1955 -1975.
Những hình ảnh về lính Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam |
Một lính Mỹ giơ hai tay lên cao để chỉ dẫn trực thăng hạ cánh xuống một khu rừng gần thành phố Huế, tháng 4/1968. Nhiều binh sĩ khác xung quanh anh đang bị thương. Đây là bức ảnh của nhiếp ảnh gia Art Greenspon.
Thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở khu phi quân sự (DMZ) phía nam sau cuộc giao tranh vào tháng 9/1966. Trực thăng ở bên trái bức ảnh đã rơi khi thực hiện nhiệm vụ tiếp tế.
Lính nhảy dù thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 173 của Mỹ vác súng trên vai khi di chuyển qua một con sông tại vùng rừng rậm thuộc huyện Bến Cát, miền nam Việt Nam, ngày 25/9/1965. Lính Mỹ tới đây để tìm nơi ẩn náu của các chiến sĩ giải phóng.
Binh sĩ Mỹ điều khiển trực thăng và nã súng máy vào hàng cây trong cuộc tấn công một căn cứ của giải phóng quân ở khu vực phía bắc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. Đây là ảnh của nhiếp ảnh gia Đức Horst Faas, người từng hai lần đoạt giải báo chí Pulitzer.
Một lính Mỹ chạy khỏi trực thăng CH-21 sau khi nó rơi gần một ngôi làng ở Cà Mau ngày 11/12/1962.
Một binh sĩ Mỹ không rõ danh tính đội mũ cối với dòng chữ "Chiến tranh là địa ngục" (ảnh trái). Dù một mắt bị thương, binh sĩ Thomas Cole vẫn cố gắng giúp trung sĩ Harrison Pell chữa trị vết thương.
Binh sĩ nhăn mặt vì đau đớn khi chờ di tản khỏi căn cứ ở thung lũng A Shau, Huế.
Sự khốc liệt của trận Đồng Xoài thể hiện rõ trên khuôn mặt của trung sĩ Philip Fink vào ngày 12/6/1965.
Lính bộ binh Mỹ của đại đội A, tiểu đoàn 1, sư đoàn bộ binh số 16 bế một đứa trẻ ra khỏi làng Cam Xe, gần đồn điền cao su Michelin Dầu Tiếng, phía tây bắc Sài Gòn, sau vụ tấn công ngày 22/8/1966.
Một kỵ binh Mỹ đỡ một bà cụ Việt Nam tới trại tị nạn vào ngày 5/1/1968.
Lính thủy đánh bộ bị thương nằm trên sàn của trực thăng H34 khi di tản khỏi vùng chiến sự ở bán đảo Vạn Tường, Quảng Ngãi, ngày 19/8/1965.
Thi thể của một lính nhảy dù Mỹ được nâng lên trực thăng để rời khu rừng nhiệt đới, gần biên giới Campuchia, sau cuộc giao tranh ở chiến khu C vào ngày 14/5/1966.
Bác sĩ Joseph Wolfe (ở giữa) cùng nhiều nhân viên y tế khác đang điều trị cho một binh sĩ bị thương tại Charlie Med, một bệnh viện dã chiến dưới lòng đất ở Khe Sanh vào tháng 3/1968.
Peter Arnett Gregg, nhà báo New Zealand, chụp ảnh cuộc đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ ở bãi biển Đỏ, Đà Nẵng vào ngày 10/4/1965.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Ký ức của người Việt Nam về chiến tranh trên báo Mỹ
- Khai quật hang động chôn sống 2600 binh sĩ trong Chiến tranh thế giới thứ 2
- Bị vợ 'chiến tranh lạnh', con rể giết mẹ vợ trả thù
- 'Huyền thoại Chiến tranh Lạnh’ SR-71 Blackbird của Mỹ
- Con tin người Anh John Cantlie: ‘Sắp có chiến tranh vùng Vịnh lần 3’
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?