Những hình ảnh hiếm có về lễ hội của một bộ tộc 'từ chối' Thế giới văn minh
Thứ hai, 01/06/2015 15:36

Các bộ tộc sống gần như nguyên thủy trên đảo Papua New Guinea từ lâu thu hút được sự chú ý của thế giới văn minh bên ngoài.

Mặc dù vậy họ vẫn có cách riêng để bảo tồn bản sắc văn hóa của mình.

Bữa tiệc màu sắc, âm nhạc, văn hóa rực rỡ của các bộ tộc trên đảo Papua New Guinea đã được nhiếp ảnh gia người Pháp Fabien Astre ghi lại khi ông tới tham dự lễ hội họp mặt lớn nhất của các bộ tộc trên đảo này.

Lễ hội được tổ chức ở một thị trấn nhỏ tên là Goroka và thu hút sự tham dự của hàng nghìn thổ dân từ khắp mọi nơi trên hòn đảo, tự hào được mang nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, bộ tộc mình đến với thế giới.

Có khoảng hơn một trăm bộ tộc khác nhau tham dự ngày hội văn hóa này.

Một thổ dân chĩa vũ khí về phía ống kính, phục trang cầu kì theo truyền thống
của những chiến binh (Ảnh: Fabien Astre/Daily Mail)

Các loại nhạc cụ truyền thống của các bộ tộc cũng được giới thiệu tại lễ hội(Ảnh:Fabien Astre/Daily Mail)

Lễ hội Goroka được tổ chức hàng năm vào tháng 9 là cơ hội hiếm hoi cho du khách có thể chiêm ngưỡng và khoác lên mình các trang phục dân tộc, cũng như trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo của cư dân trên đảo Papua New Guinea.

Trang phục của các bộ tộc tham gia lễ hội rất đa dạng. Từ tục sơn người, trát bùn lên mặt của tộc người Asaro, đến những bộ váy bằng cỏ, hay những khuôn mặt được sơn màu.

Lông chim Thiên Đường được sử dụng rộng rãi để trang trí cho các loại mũ, vương miện, cho đến các trang phục lễ nghi.

Các điệu nhảy và bài hát mô phỏng hình ảnh chim Thiên Đường trong tự nhiên cũng được người dân các bộ tộc thể hiện sinh động.

Sơn mặt là một hình thức trang trí phổ biến của các bộ tộc trên đảo Papua
New Guinea (Ảnh:
Fabien Astre/Daily Mail)

Một bộ tộc kì lạ với trang phục và cơ thể chỉ độc một màu vàng (Ảnh: Fabien Astre/Daily Mail)

Lễ hội đầy màu sắc này được một sĩ quan người Australia khởi xướng vào năm 1957, với mục đích tạo ra một cuộc chơi, cuộc thi đậm màu sắc văn hóa, khiến khoảng cách giữa các bộ tộc được xóa nhòa.

Tại lễ hội, có đến 29 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng, với mỗi cộng đồng lại có những điệu múa, màn biểu diễn đặc trưng của riêng mình.

Có tới hơn 100 bộ tộc tham dự, góp phần làm nên màu sắc đa dạng của lễ hội
(Ảnh:
Fabien Astre/Daily Mail)

Lễ hội thu hút hàng nghìn lượt người tham dự từ khắp nơi trên hòn đảo,
chưa kể du khách(Ảnh:
Fabien Astre/Daily Mail)

Các bé trai của một bộ tộc sớm được làm quen với vũ khí, phục trang của những
chiến binh (Ảnh:
Fabien Astre/Daily Mail)

Lông chim Thiên Đường được sử dụng rộng rãi để trang trí các loại mũ (Ảnh:Fabien Astre/Daily Mail)

Cận cảnh một chiếc mũ đội đầu cho thấy sự đa dạng các vật liệu làm nên nó,
từ lông chim, hạt cườm đến vỏ cây (Ảnh: Daily Mail)

Các điệu nhảy, khúc hát truyền thống tranh tài tại lễ hội, với mục đích xóa nhòa
khoảng cách giữa các dân tộc (Ảnh:
Fabien Astre/Daily Mail)

Bất chấp những ảnh hưởng không thể tránh khỏi từ văn minh bên ngoài, các
bộ tộc nguyên thủy tại Papua New Guinea vẫn bảo tồn gần như trọn
vẹn phong tục tập quán của mình (Ảnh:
Fabien Astre/Daily Mail)

Một em bé với ánh nhìn hồn nhiên, tò mò về phía ống kính(Ảnh:Fabien Astre/Daily Mail)

Hiện nay vẫn còn hàng trăm bộ tộc khác nhau sống trên đảo Papua New Guinea, họ
thuộc các nhánh khác nhau của chủng tộc thổ dân châu Úc (Ảnh:
Fabien Astre/Daily Mail)

Các sự kiện như lễ hội Goroka là phương thức tốt giúp thổ dân giữ gìn bản sắc văn hóa,
cũng như nhắc nhở thế giới bên ngoài về sự tồn tại của họ (Ảnh:
Fabien Astre/Daily Mail)

Ngày nay, Goroka gần như đã trở thành một sự kiện du lịch, với rất nhiều du khách từ khắp nơi đến tham dự. Có nhiều tour du lịch được các công ty lữ hành thiết kế riêng cho sự kiện này, thường kéo dài 3 ngày.

Vé tham dự Festival này rất rẻ, trừ khi bạn đăng kí vé VIP. Mức giá cơ bản nhất để có thể tham dự là khoảng 1 Bảng Anh.

Depplus.vn/MASK

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai

Tag: Lễ hội , lễ hội của một bộ tộc , lễ hội của một bộ tộc 'từ chối' Thế giới văn minh