Những định luật tâm lý sau đây có thể khiến bạn cảm thấy kỳ lạ, nhưng nó lại giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm một công việc lý tưởng và hướng đến thành công.
|
Đôi khi bạn luôn không thể lý giải được tại sao năng lực mình tốt như thế, cũng tìm đến rất rất nhiều nhà tuyển dụng mà rốt cục vẫn không tìm được một công việc như mong đợi. Thật ra môi trường làm việc cũng giống như trong xã hội vậy, khắp nơi đều có học vấn, chỗ nào cũng có thứ để bạn học hỏi.
1. Định luật quả sầu riêng
Nếu bạn đi hỏi một người chưa từng ăn sầu riêng rằng: “Bạn có thích ăn sầu riêng không?”, chắc chắn anh ta không thể trả lời được, bởi vì rõ ràng anh ta không thể nói mình thích ăn, cũng không thể nói mình không thích ăn. Đạo lý này cũng hoàn toàn khớp với việc một người thiếu tầm nhìn trong nghề nghiệp nhưng lại không chủ động đi tìm hiểu. Thực tế, rất nhiều người hy vọng lập tức, ngay tức khắc tìm được một công việc thích hợp nhất với mình và có thể làm suốt cả đời. Tuy nhiên họ lại luôn quên đi một điều, chỉ có chủ động tiếp cận, trải nghiệm mới có thể tìm được đáp án khiến bản thân yên tâm nhất mà thôi.
Đối với những người mới đi làm mà nói, công việc tốt hay xấu, thích hợp hay không còn phải cần bản thân họ tự thử lấy mới biết được, những kiến nghị của người khác chỉ là tham khảo.
2. Định luật Marilyn Monroe
“Nếu anh không thể thích nghi với tôi lúc tôi tệ hại nhất thì rõ ràng, anh không xứng đáng được ở bên tôi lúc tôi khỏe mạnh và tỉnh táo nhất” - Marilyn Monroe.
Câu nói nổi tiếng trên cũng lý giải tại sao bạn phải thăm dò công việc. Hành động thăm dò này không những để bạn hiểu được những mặt tốt từ công việc, mà quan trọng hơn còn giúp bạn thấy được những mặt trái của nó, định liệu thử mình có thể chấp nhận những khía cạnh này hay không. Khi bạn có thể chấp nhận được những thử thách, mạo hiểm cùng với mặt chưa tốt của một công việc, bạn mới có thể thật sự yêu thích nó. Nếu không thì dù bạn có thử đi chấp nhận cũng không thể bám trụ công việc lâu dài.
3. Định luật cái ly
Thứ mà bạn uống không phải cái ly, chúng ta chọn ly là để uống thứ đựng trong nó – có người thích trà, có người thích sữa, có người thích nước lọc, cũng có người thích cà phê hay rượu. Công việc cũng giống như những chiếc ly khác nhau, và giá trị quan chính là thứ đựng trong chiếc ly – cảm giác thành công, mối quan hệ xã hội hài hòa hay tính tự chủ v.v… Quy luật này cho thấy trước hết bạn phải hiểu thứ mình muốn uống là gì, rồi sau đó mới xem thử chiếc ly nào đựng thứ mình muốn, cuối cùng là cân nhắc xem chiếc ly này có thể đạt được với năng lực hiện tại của bạn hay không.
Bạn có sẵn sàng dùng trước chiếc ly nhỏ để uống một ít không? Chí ít nó cũng có thể giải khát, tương lai bạn mới đổi chiếc ly lớn hơn? Vấn đề của rất nhiều người nằm ở chỗ điểm xuất phát không hề tìm hiểu mình muốn uống gì, uống thế nào rồi mới chọn ly. Họ làm ngược lại, chọn ly trước rồi sau đó nhận định thứ trong ly chính là thứ mình cần.
4. Định luật thùng dầu
Một chiếc Ferrari dù tốt cách mấy nếu không có xăng dầu cũng trở nên “bất tài”. Rất nhiều người chọn nghề chỉ hoàn toàn dựa vào hứng thú của mình mà quên đi giá trị quan đằng sau hứng thú đó – Tại sao tôi hứng thú với nó? Tôi muốn cái gì? Do đó, trong một thời gian dài họ không đạt được giá trị họ cần thì điều đương nhiên họ sẽ dừng lại giữa chừng. Sau đó lại đổi công việc khác, rồi lại vì không nhìn thấy điều mình hy vọng mà dừng lại. Vấn đề của bạn là phải chất vấn bản thân xem đối với công việc đó, rốt cục làdo động cơ không tốt hay là không đủ xăng dầu khiến mình dừng lại? Và trạm xăng dầu nằm ở đâu? Bạn cần đổ bao nhiêu? Làm thế nào để đổ? Những người không làm rõ những câu hỏi này mà cứ mù quáng nhảy việc luôn luôn sẽ rơi vào tình trạng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” mà thôi.
5. Định luật đặt cược
Đừng đặt cược vào chuyện mà bạn không thể khống chế. Nhiều người muốn tìm được “con đường phát triển sự nghiệp”, tìm được “kim chỉ nam” hay “bí kiếp thành công” và họ hy vọng một công việc “không cần cố gắng cũng có thể làm tốt”! Vấn đề ở đây chính là bạn quá chú trọng những nhân tố “không xác định, không thể khống chế” mà trốn tránh trách nhiệm với bản thân mình, cho dù có thành công tạm thời, bạn cũng sẽ trở thành kẻ đầu cơ của cuộc đời mà thôi.
Nỗ lực một cách chắc chắn và tin tưởng bản thân còn quý hơn đi tìm những thứ ngoại tại. Con đường của mỗi người vốn là một con đường khúc khuỷu, cho nên “dục tốc bất đạt”.
6. Định luật va chạm
“Vận khí” là một loại khái niệm, bạn càng va chạm với thế giới nghề nghiệp càng nhiều thì tỷ lệ bạn có được vận khí tốt càng lớn. Thay vì ngồi đợi, chi bằng hãy sáng tạo ra vận khí cho mình. Trong lĩnh vực bóng rổ và bóng chày, những ngôi sao đạt nhiều điểm nhất cũng luôn là tuyển thủ bị mất điểm nhiều nhất. Bạn muốn thành công? Hãy dám đối mặt với thất bại trước đã!
7. Định luật trốn tránh
Trốn tránh vĩnh viễn không thể thật sự giải quyết vấn đề. Rất nhiều người thử thông qua nhảy việc, đổi nghề để trốn tránh nỗ lực, trốn tránh những năng lực mà mình cần phải nâng cao. Tuy nhiên cuối cùng họ sẽ phát hiện có rất nhiều thứ phải đối mặt. Trốn được nhất thời không trốn được cả đời, trốn được cả thế giới nhưng không thể trốn được lòng mình. Hãy nhớ rằng, muốn nhận về thì trước hết bạn phải chấp nhận cho đi.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- 8 trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế theo quy định mới nhất, là ai?
- Loại gỗ đắt nhất thế giới được mệnh danh là 'vàng xanh', Việt Nam sở hữu có giá lên tới 20 tỷ đồng/kg
- Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền, nguyên nhân gây ngỡ ngàng
- Tuổi nào phạm Kim Lâu năm 2025? Cách tính tuổi Kim Lâu để tránh làm nhà
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025? Năm nay người Việt sẽ không được đón đêm 30 giao thừa Tết
- Khám phá viễn cảnh 'hồi sinh' khó tin của sông Tô Lịch qua công nghệ AI