Liên quan việc lâm tặc chặt hạ và vận chuyển trót lọt ba cây huê (sưa) ngay trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, cuộc họp của Tỉnh ủy Quảng Bình nhận định là có dấu hiệu bất thường.
|
Từ chối nhân mối
Ngày 21/4, ngay khi nhận được thông tin lâm tặc chặt hạ 3 cây huê trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng, PV trực tiếp gọi điện thoại thông báo nội dung vụ việc cho lãnh đạo Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Chi cục Kiểm lâm và UBND tỉnh Quảng Bình.
Mặc dù thời điểm này, 3 cây huê đã bị chặt hạ trước đó 1 tháng, hàng ngàn người dân ùn ùn kéo nhau vào rừng, nhưng các lãnh đạo nói trên chỉ nói, cũng có nghe tin đồn, thậm chí có vị còn nói mình chưa biết.
PV đã cung cấp thông tin chi tiết liên quan 3 cây huê cho các lãnh đạo nói trên. Thậm chí PV còn đề xuất phương án cài cắm nhân mối của mình vào vụ mua bán với các đầu nậu để tóm gọn vụ giao dịch trăm tỷ đầu tiên.
Số gỗ sưa kiểm lâm cơ động tỉnh thu giữ tối 7/5.
Tuy nhiên, phía Vườn cho biết, đã có nhân mối của kiểm lâm cài cắm, không cần nhiều nhân mối, rất dễ nhiễu thông tin. Vị lãnh đạo này còn khẳng định là đã có đối sách, PV cứ yên tâm, không nên nóng ruột...
Chiều 22/4, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc họp khẩn, bí mật giao nhiệm vụ cho các ngành liên quan đến vụ 3 cây gỗ huê. Không hiểu các ngành liên quan được giao nhiệm vụ gì, nhưng những ngày sau đó, PV ghi nhận một không khí đối nghịch bao trùm lên Vườn Quốc gia.
Lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia vẫn lặng lẽ chốt giữ lỏng lẻo ở cửa rừng, còn người dân ngang nhiên ùn ùn kéo nhau vào rừng mà không bắt gặp sự xua đuổi hay ngăn chặn.
Sự chốt giữ lỏng lẻo của Vườn đã 2 lần để lọt hàng chục gùi gỗ sưa vào đêm 26/4 ngay tại trạm chốt Vực Trô, thuộc xã Xuân Trạch. Theo tường trình của các kiểm lâm chốt giữ ở đây, khoảng 23h ngày 26/4, hơn 100 đối tượng có vũ khí xông vào khống chế 7 kiểm lâm viên tay không, để cho người gùi gỗ qua.
Sau đó ít giờ, sự việc trên lại tiếp diễn, và khi lực lượng ứng cứu tới nơi thì không còn tăm hơi của hàng chục gùi gỗ huê. Giải thích về trường hợp này, lãnh đạo Vườn nói là do lực lượng mỏng, một phần chủ quan, không ngờ tới tình huống nói trên.
Vào lúc 23h ngày 1/5, nhân mối điện báo cho PV, có hơn 100 gùi gỗ huê đang được đầu nậu xếp lên 3 trong 8 chiếc xe ô tô loại 16 chỗ ngồi ngay tại Eo Gió, trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, cách trạm Kiểm lâm Trộ Mơợng chừng 3km.
Trạm kiểm lâm Trộ Mơợng, nơi ông Quế canh giữ được cho là đã để lọt 100 gùi gỗ huê của H. “mía”.
Ngay lập tức, PV gọi điện thoại cho một số người có trách nhiệm của tỉnh Quảng Bình nhưng tất cả đều tắt máy, không liên lạc được. Nhân mối cho biết, đây là lô hàng của H. “mía” và H. “thủy” với hơn 100 phác (phiến) gỗ huê, nặng gần 7 tấn, được đưa qua Trạm Kiểm lâm Trộ Mơợng trót lọt để về TP. Đồng Hới.
Sáng 2/5, lãnh đạo Vườn nói là chưa nghe báo cáo về vụ việc ở Trộ Mơợng, còn ông Tiến (Trạm trưởng) nói không hề biết vì tối đó bị ông Quế (Hạt phó) điều đi làm nhiệm vụ nơi khác.
Ông Quế là người trực tại trạm chốt Trộ Mơợng khi sự việc xảy ra nói không có chuyện gỗ qua, ông còn khoe là đã đẩy đuổi hơn 100 người dân từ Eo Gió ra lúc nửa đêm.
Liên quan 8 ô tô lọt qua trạm, ông Quế nói, lúc đó người dân qua trạm đông quá nên cũng không kiểm soát được.
Dư luận nói gì?
Những người dân, lâm tặc, đầu nậu, thậm chí lãnh đạo các xã vùng đệm đều cho rằng đã có làm luật, lót đường trong vụ 3 cây huê này, thậm chí họ làm trắng trợn, công khai.
Người vẫn dân ùn kéo vào rừng, dù đã có nhiều cuộc họp ứng phó của tỉnh Quảng Bình Thu giữ 366 kg gỗ sưa ở Phong Nha.
Đầu nậu bỏ ra bao nhiêu tiền, bao nhiêu gỗ đưa cho vị quan chức nào được mọi người kể vanh vách. Họ nói trong vụ này, ngoài việc làm luật một cục 30 tỷ đồng cho các quan chức để đưa số hàng từ Eo Gió của H. “mía” về Đồng Hới, thì các kiểm lâm viên trực chốt ở các trạm cũng kiếm khá từ những sơn tràng vào mót lại cành ngọn. Tất cả các gùi hàng này, mặc dù là nhỏ lẻ, muốn ra cửa rừng đều phải làm luật.
Những người thạo tin lập luận, không lí gì, 3 cây huê bị chặt hạ ngay trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt sau cả tháng trời lực lượng chức năng mới biết. Phải có một thế lực cực lớn khuynh loát vụ này nên lực lượng chức năng đã làm lấy lệ trong những ngày đầu ra quân.
Chỉ đến khi lô hàng gần 7 tấn hàng mặt (phiến) của H. “mía” ra khỏi rừng trót lọt, các cơ quan chức năng mới vào cuộc thực sự.
Ngay từ đầu vụ việc, nhân mối của PV khẳng định: Nếu cơ quan chức năng có bắt thì chỉ bắt những gùi nhỏ lẻ của các sơn tràng mót được, mà sẽ không có vụ bắt giữ số lượng hàng lớn của đầu nậu.
Một lãnh đạo xã vùng đệm nói: “Họ (cấp trên) yêu cầu chúng tôi phải có trách nhiệm quản lý và kêu gọi dân của mình từ rừng ra, trong lúc họ ngồi mát ăn bát vàng.
Chúng tôi không làm, cứ để dân kiếm được đồng nào hay đồng ấy. Các ông ấy có tài thì bắt bọn đầu nậu đi, ép chi dân nghèo cho tội”.
Thậm chí, một lãnh đạo xã Phúc Trạch nói: “Đến như tui còn biết đích xác tên tuổi từng lâm tặc, từng đầu nậu, thậm chí là ngày giờ gỗ ra cửa rừng thì không lý gì các cơ quan chức năng không biết được. Không có gỗ trên người, dân ra vào rừng như đi chợ, tội gì họ lặn lội lúc nửa đêm để được đẩy đuổi như ông Quế nói. Làm luật hết rồi nhà báo ơi”.
Đã từng có người được mệnh danh là vua huê trong vùng đã đưa ra 4 phương án mà lâm tặc sẽ sử dụng để tuồn gỗ ra ngoài.
Gặp lại, vua huê tỏ ra tự đắc và đòi uống bia phạt khi thời gian qua, có nhiều gỗ huê lọt ra ngoài mà không bị các cơ quan chức năng bắt giữ.
“Chú thấy chưa, đến nay, lâm tặc đã thực hiện thành công 3,5/4 phương án mà tui nói rồi đó. Chắc là mấy ông lãnh đạo đưa ra phương án cao siêu quá nên mãi không thấy bắt được vụ nào ra hồn, ngoài mấy gùi lẻ tẻ. Riêng vụ này, chỉ giao cho tui một nửa lực lượng của kiểm lâm Vườn thôi, thì một que cành ngọn cũng không thể lọt ra ngoài”, vua huê nói.
Ngày 8/5, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết: Tối 7/5, lực lượng liên ngành thu giữ năm phác (phiến) gỗ huê tại khu vực xóm Mới, thôn Bầu Sen, xã Phúc Trạch. Nhóm người đã bỏ chạy khi phát hiện lực lượng chức năng và để lại 5 phác gỗ huê, khoảng 0,295m3, nặng 366kg, trong đó phiến nặng nhất là 95kg.
Ngay sáng 8/5, khi nhận được thông tin thu giữ được số gỗ này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài đến tận nơi thưởng nóng và tặng quà cho lực lượng kiểm lâm cơ động đang đóng chốt kiểm soát tại khu vực Khe Sến. Theo nguồn tin riêng của PV, số gỗ này là của em trai người tên Hạnh (trưởng nhóm trúng huê). Sau khi bán lô hàng xấu cho H “mía” 100 tỷ đồng, nhóm lâm tặc 11 người đã chia nhau số hàng đẹp còn lại và mạnh ai nấy đưa hàng ra ngoài để bán. Trước tình trạng cướp bóc giang hồ, êm trai của Hạnh đã thuê một nhóm đầu gấu khét tiếng bảo vệ để gùi hàng ra. Những gùi hàng bị bắt có giá trên chục tỷ đồng. |
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?