Mãi đến khi một công dân của thôn bị điện giật chết ngay tại chỗ thì sự việc mới “lòi” ra.
Chị Nguyễn Thị Hảo chỉ hiện trường nơi đường điện đã làm anh Hiển thiệt mạng. Ảnh: H.Phương |
Cái tên “thôn điện giật” ra đời từ đó dù ít ai biết người dân thôn 3, xã Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội đã sống dưới đường điện 35kV chỉ cách nóc nhà 1m đã hơn 40 năm nay.
Mất mạng vì mấy viên ngói
Còn vài hôm nữa là đúng 50 ngày ngày mất của anh Nguyễn Minh Hiển, nhưng bà Đinh Thị Bản vẫn còn bàng hoàng khi nghĩ về cái chết tức tưởi của con trai mình. Sáng nào cũng vậy, ra cửa nhìn lên mái nhà thấp lè tè của người em chồng, bà Bản lại hình dung ra cảnh đường dây điện khiến con mình mất mạng.
“Hôm đấy (13/7), Hiển trèo lên mái nhà của cô mình để lợp lại mấy viên ngói. Tôi ngồi trong nhà bỗng nghe tiếng “bịch”, đến khi mọi người hô hoán thì Hiển đã tắt thở. Phía sau gáy của con tôi đã bị cháy sém”, bà Bản kể trong nước mắt.
Bà Đinh Thị Bản đau đớn sau cái chết của con trai mình
Chị Nguyễn Thị Hảo, cô ruột của anh Hiển dẫn chúng tôi ra hiện trường nơi anh Hiển bị điện giật. Quả thật, đường dây diện 35kV chạy dọc trên mái nhà ngói thấp lè tè của chị Hảo và chỉ cao hơn nóc nhà chừng 1m. Chị Hảo cho biết, một nhúm tóc của anh Hiển còn dính lại trên đường dây, sau mấy hôm mưa mới trôi đi. “Nhìn tóc cháu tôi còn dính trên dây điện, ai cũng phát hoảng. Hàng xóm nhà tôi cũng từ đó mà xây tịt cửa sổ lại”, chị Hảo nói.
Anh Hiển đột ngột ra đi để lại người vợ trẻ và 2 đứa con thơ. Chị Chữ Bính Ngọc, vợ anh đau xót: “Chuẩn bị tròn 50 ngày mất của chồng. Nhưng từ lúc đó tới giờ mặc dù gia đình viết đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng quản lý đường điện để dẫn đến cái chết của chồng tôi, nhưng hiện nay vẫn chưa có một dòng phản hồi nào”. Bà Bản cho biết: “Ngoài cái chết thương tâm của con tôi, ở thôn 3 này, kẻ gãy tay, người gãy chân, đi xe lăn… do điện giật đầy ra đấy”.
20 năm kêu chẳng ai nghe
Tìm hiểu của PV cho thấy, đường điện 35kV này không phục vụ người dân thôn 3, mà phục vụ Nhà máy Đại tu và đóng tàu số II, nay là Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long và một số hộ dân phía ngoài bãi. Đường điện này đã tồn tại từ năm 1968. Đường điện thấp lè tè đó đi qua hơn nhà 40 hộ dân của thôn 3 xã Vạn Phúc. Và không phải bây giờ khi có người chết mà từ cách đây 20 năm người dân đã có đơn thư gửi các cơ quan chức năng yêu cầu bố trí lại đường điện này để tạo sự an toàn cho cuộc sống người dân. Thế nhưng trong 20 năm trời đó, mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ. Người dân nơm nớp sống chung với lưới điện cao thế lơ lửng trên đầu. Trong 20 năm ấy, kể không hết những tai nạn do đường điện gây nên.
Có người vừa trèo lên ngôi nhà cấp 4, để lợp lại mái ngói bị điện giật. Có người đứng trên tầng 2 phơi quần áo cũng bị điện giật. Thậm chí vào những hôm trời mưa, nếu đi chân đất đứng dưới sân nhà ông Lã Văn Hiệu (80 tuổi) và bà Lã Thị Mích sẽ có cảm giác chân run run như có luồng điện chạy qua. Nghe qua có vẻ kỳ bí nhưng thực chất, các vụ tai nạn vừa qua là do "xông" điện từ đường dây 35kV chứ chẳng có gì kỳ bí cả. Năm trước, ông Sáu ở cuối thôn xây nhà. Trong lúc làm việc, do không may chạm phải dây điện mà 2 thợ xây bị chấn thương. Có người gãy tay, bây giờ không còn làm việc được nữa.
Có một thực tế đáng sợ là những ngày mưa người trong thôn không dám đi ra đường, đặc biệt là đến gần những nơi đường điện chạy qua. Ngôi nhà nhỏ đã xuống cấp của gia đình chị Hảo không biết đến bao giờ mới được xây mới bởi 3 sợi dây điện vẫn như lưới tử thần đè sát lấy đốc nhà. Rất nhiều trường hợp như gia đình chị đang phải “sống dở chết dở” vì điện. Trên thực tế, do nhu cầu cuộc sống, một số người dân đành liều xây mới nhà. Những trường hợp như vậy, họ hoặc là bọc đường dây điện đó lại, hoặc là để nó chạy qua sát ban công nhà. Những hình ảnh đó khiến cho bất cứ ai mới đặt chân đến mảnh đất này cũng phải rùng mình.
Lưới điện tử thần ở thôn 3 xã Vạn Phúc. Ảnh: H.Phương.
Ông Đặng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Điện lực Thường Tín cho biết, theo hồ sơ trước đây, Nhà máy Đại tu và đóng tàu số II đề nghị Chi nhánh điện lực Thường Tín (tỉnh Hà Tây cũ) xây dựng đường dây 35kV kéo từ xã Hồng Vân xuống. Nhà máy này nằm trên địa phận thôn Đại Lộ (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín), nên một đoạn đường dây phải đi qua thôn 3 xã Vạn Phúc. Còn trong biên bản làm việc ngày 23/8/2006 khẳng định "tuyến đường dây 35KV nhánh 204 (tên gọi của đoạn đường dây đi qua thôn 3 xã Vạn Phúc) thuộc tài sản của Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long; hiện trạng đường dây vi phạm khoảng cách an toàn".
Nguyên nhân được ông Thắng khẳng định là do phía Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long không quyết tâm và không chịu đầu tư kinh phí để xử lý.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn