Mua từ 2005, đợi đến gần 5 năm sau mới được nhận nhà. Song những gì mà các cư dân ở chung cư Chelsea Park, KĐT Nam Trung Yên nhận được chỉ là "nỗi thất vọng"…
|
Kỳ 2: Cư dân Chelsea Park “gặp hạn”
Mập mờ chung riêng
Dự án Chelsea Park, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, gồm 2 tòa cao ốc 17 tầng là tòa Bắc và tòa Nam, với tổng số khoảng 200 căn hộ do Cty CP Đầu tư Xây dựng Dân dụng Hà Nội liên doanh với Cty TNHH Đất Việt Nam là chủ đầu tư. Cũng như các khu chung cư cao cấp khác, cư dân ở đây đang kêu "trời" vì phí dịch vụ cao ngất.
Chị Lê Thị Bích Ngọc, đại diện cư dân tòa nhà phía Bắc, chung cư Chelsea Park cho biết, ngoài việc phải nhận nhà chậm, hạ tầng sập sệ, dịch vụ sinh hoạt thấp kém, các cư dân ở đây còn chịu những mức phí mà theo chị Ngọc là "không xứng đáng với đồng tiền bát gạo". "Họ thu phí dịch vụ là 4.000 đồng/m2, song họ lách luật nhờ sự mập mờ khái niệm của "chung", của "riêng", từ đó tự ý tăng giá trông giữ ô tô từ 900.000 đồng lên 1.200.000 đồng/tháng" - chị Ngọc cho hay.
Chị Nga còn dẫn chứng hàng loạt các yếu kém của chung cư mang danh là cao cấp này. Hiện, tòa nhà vẫn chưa có Ban quản trị. Khi mua, chủ đầu tư (CĐT) "vẽ" rằng có sân tenis, thảm cây xanh… nhưng rồi không có; bể bơi thì có cho đủ chứ không dùng được; dân vào ở mãi mới có hệ thống phòng cháy chữa cháy, không có đội ngũ dọn dẹp vệ sinh chuyên nghiệp… "Nói chung họ làm ăn rất nghiệp dư và vô trách nhiệm, trong khi chỉ chực đòi thu phí" - chị Ngọc bức xúc.
Ngoài việc vạch hàng loạt yếu kém của chung cư Chelsea Park, bà Phan Thị Thanh, Ban đại diện lâm thời chung cư này cho rằng, CĐT đã có rất nhiều trò "ma lanh".
Hình ảnh bên ngoài không che giấu được hạ tầng và dịch vụ yếu kém bên trong. (Ảnh: Văn Giang)
Khi các hộ dân mới dọn về ở, CĐT đã phát cho một bản cam kết giá dịch vụ, với mức phí 8.000 đồng/m2, không có ngày tháng, con dấu của CĐT; hợp đồng phí để xe chỉ ghi xe hai bánh và xe dành cho người tàn tật, không ghi danh mục xe ô tô.
Dựa vào sự mập mờ khu sử dụng "riêng", "chung", CĐT đã tự quyết định mức giá dịch vụ. "Phí trông giữ xe máy họ nâng từ 45.000 đồng lên 90.000 đồng/tháng; ô tô thì từ 900.000 đồng lên 1.200.000 đồng/tháng. Những hộ dân nhỡ ký cam kết, phải đóng phí 8.000 đồng/m2, trong khi họ chỉ làm mỗi việc lau dọn qua loa ngoài hành lang ngày/lần, thì 4.000 đồng/m2, là thừa" - bà Thanh nêu dẫn chứng, đồng thời cho biết, do không có BQT, nên ngoài mâu thuẫn giữa cư dân với CĐT, chung cư này phát sinh cả mâu thuẫn giữa nội bộ các cư dân với nhau khi có hai luồng quan điểm, một bên cư dân đứng về phía CĐT, bên còn lại thì tìm cách đấu tranh, và rồi họ lôi nhau lên diễn đàn chung của chung cư để nói xấu, vạch tội nhau.
Theo kế hoạch, tháng 6 này Chelsea Park sẽ tổ chức Hội nghị chung cư bầu BQT chính thức. Song, dù có thành công hay không thì những "cơn sóng ngầm" giữa các cư dân và CĐT vẫn chưa biết bao giờ ngưng. Từ 2006 đến nay, cư dân tại các chung cư cao cấp ở Hà Nội đã không ít lần tính đến chuyện kiện các CĐT ra tòa vì thu phí dịch vụ với giá trên trời. "Chúng tôi đang làm thủ tục kiện CĐT vì những vi phạm hợp đồng bán căn hộ và thu phí không thông qua ý kiến người dân" - đại diện cư dân Chelsea Park phát biểu.
Rắc rối từ những thỏa thuận
Ngoài Keangnam, The Manor, các chung cư cao cấp khác như Ciputra, Sky City, Golden West Lake... cũng luôn âm ỉ những cơn sóng ngầm về phí. Câu chuyện này sẽ còn tiếp diễn khi mà giữa hai bên không tìm được tiếng nói chung.
Để cải thiện tình hình, vừa qua, UBND TP. Hà Nội phê duyệt đề án giá dịch vụ nhà chung cư và mức giá trần dịch vụ trên địa bàn. Theo đó, mức thấp nhất là 2400 đồng/m2/tháng áp dụng cho chung cư không có thang máy.
Đối với trường hợp có thang máy, mức phí dao động từ 3100 đồng đến 4000 đồng/m2/tháng tùy thành phần công việc (quét dọn vệ sinh công cộng, vận hành hạ tầng kỹ thuật, thau, rửa bể nước, chăm sóc cây xanh…). Mức giá này đã được UBND TP. Hà Nội tính chi phí thực hiện hoàn chỉnh công việc, phí quản lý chung, lợi nhuận của doanh nghiệp, thuế VAT. Diện tích tính giá được căn cứ theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hoặc theo hợp đồng mua bán căn hộ nếu chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu.
UBND TP. Hà Nội cũng nêu rõ, việc xác định giá dịch vụ của mỗi tòa nhà cụ thể phải căn cứ theo đặc thù từ nguồn thu kinh doanh thuộc phần sở hữu chung của tòa nhà, thỏa thuận của các bên liên quan và điều kiện hạ tầng, môi trường để xác định cho phù hợp. Trường hợp giữa bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ đã có quy định về các điều kiện liên quan đến giá dịch vụ nhà chung cư thì thực hiện theo thỏa thuận.
(Còn nữa)
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%