Những tưởng "ngụ" tại các khu chung cư cao cấp, cư dân sẽ có cuộc sống tiện nghi, an lành. Nhưng điều họ không thể lường trước là phí dịch vụ chung cư lại cao "ngất ngưởng".
|
Kỳ I: Chuyện phí ở tòa nhà cao nhất Việt Nam
Khi mọi sự đã rồi, thuận theo thì nặng gánh cơm áo, mà không thuận thì nay bị cắt nước, mai leo cầu thang bộ… Câu chuyện phí dịch vụ chung cư còn "nóng" và cuộc “cãi vã” giữa các bên chưa có hồi kết.
Tòa nhà Keangnam (Ảnh: Quỳnh Anh)
Phí cao gấp 4 lần mức "trần" mà thành phố quy định!
Tại Keangnam - chung cư được coi là hiện đại vào bậc nhất Việt Nam gần một năm trở lại đây đã xảy ra những tranh cãi nảy lửa, dai dẳng giữa cư dân và chủ đầu tư. Bà Trịnh Thúy Mai - Trưởng đại diện lâm thời cư dân Keangnam cho biết: Ngay sau khi gửi văn bản lên UBND TP. Hà Nội xin "trả lại" việc quản lý tòa nhà Keangnam cho TP kể từ 1/4/2012, ngày 28/3/2012, Keangnam Vina đã ra thông báo thu mức phí quản lý mới là 16.600 đồng/m2 và đề nghị cư dân nộp tiền. Đây là mức phí đã giảm xuống so với mức cũ từ 17.043 đồng/m2 (chưa có VAT). Theo quy định của Thông tư 37, khi có trên 50% hộ dân đồng ý thì mức giá thỏa thuận này sẽ là cơ sở để ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ. Để bày tỏ thiện chí hợp tác và giảm căng thẳng giữa cư dân và chủ đầu tư, đại diện cư dân Keangnam đã chủ động họp với chủ đầu tư và đi đến thống nhất tạm thời chấp nhận mức phí tạm thu trong tháng 4 và 5/2012 do Keangnam Vina đưa ra trong khi chờ thành lập Ban Quản trị chính thức của tòa nhà. Đi kèm theo mức phí tạm thu 16.600 đồng/m2 này, Keangnam Vina đã cam kết với Ban đại diện lâm thời sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ ở tòa nhà, chứng minh với cư dân khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao của mình. Đồng thời cam kết trong vòng 60 ngày tới sẽ tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần 2 theo đúng qui định. Đến nay đã có nhiều hộ dân nộp mức phí 16.600 đồng/m2 theo sự thống nhất tạm thời giữa Ban đại diện lâm thời và Keangnam Vina. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ dân cho rằng họ chỉ đóng ở mức 4.000 đồng/m2 theo các văn bản hướng dẫn của TP và chờ thành lập Ban Quản trị vì họ cho biết hoàn toàn mất niềm tin đối với khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng của Keangnam!
Bà Trịnh Thúy Mai cho biết thêm: "Mục tiêu lớn nhất của cư dân là phải tổ chức được Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban Quản trị chính thức hoạt động. Việc chấp nhận mức phí tạm thu này chỉ là giải pháp tình thế trong tháng 4 và 5/2012. Nếu trong thời gian này, Keangnam Vina không chứng minh được khả năng điều hành và cung cấp dịch vụ, chắc chắn mức phí sẽ phải được đàm phán lại. Nếu không tổ chức được Hội nghị nhà chung cư để bầu Ban Quản trị thì sẽ không bao giờ giải quyết dứt điểm được mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư".
Bà Trịnh Thúy Mai, Trưởng đại diện lâm thời cư dân Keangnam cho biết, cư dân Keangnam tạm thời chấp nhận mức phí dịch vụ do chủ đầu tư đưa ra (Ảnh: Hải Lý)
Khi chủ đầu tư tự quyết định phí dịch vụ
Trước đó, khi thu mức phí "cao nhất trong các nhà chung cư" (21.000 đồng/m2/tháng), hàng trăm cư dân Keangnam đã đồng loạt lên tiếng phản đối chủ đầu tư. Sau nhiều lần đàm phán, chủ đầu tư đã hạ mức phí xuống 18.843 đồng/m2/tháng, nhưng vẫn chưa được người dân chấp thuận. Bởi theo tính toán của người dân, với mức phí này, căn hộ có diện tích thấp nhất cũng phải đóng phí quản lý tới 2 triệu đồng/tháng là hoàn toàn không tương xứng với dịch vụ mà họ nhận được.
Sau đó, với sự can thiệp của chính quyền địa phương, Keangnam cũng tạm thời thu mức phí 4.000 đồng/m2/tháng nhưng chỉ bố trí 5 nhân viên vệ sinh quét dọn đối với 2 tòa nhà cao 48 tầng (quét dọn 1 lần/ngày); không cung cấp dịch vụ thu dọn vệ sinh tại nơi thu gom rác thải của từng tầng; không bố trí lễ tân và chỉ có duy nhất 2 chốt bảo vệ cho cả 2 tòa nhà lớn… Tiếp đó, ngày 27/3/2012, Keangnam làm đơn gửi UBND TP. Hà Nội để… trả lại quyền quản lý chung cư cho chính quyền với lý do mức phí thấp như vậy thì họ không thể vận hành tòa nhà. Đại diện Sở Xây dựng TP đã bác bỏ đề nghị này bởi nó không có cơ sở pháp lý nào!
Bà Lê Thị Minh Thảo (Ban đại diện lâm thời cư dân Keangnam cho biết, sau khi bị Sở Tài chính TP xử phạt về việc thu phí trông giữ phương tiện không theo qui định của TP, chủ đầu tư Keangnam đã thu theo qui định. Trước đó, Keangnam cũng đưa ra mức phí trông giữ phương tiện "không giống ai", thậm chí có loại phí cao hơn gấp 5 lần qui định của UBND TP. Hà Nội. Cụ thể, phí trông giữ xe ô tô tháng theo Cty Keangnam là 1.462.000 đồng/xe/tháng (UBND TP qui định tối đa là 875.000 đồng/xe/tháng); trông xe ô tô theo lượt là: 20.000 đồng/2 giờ (TP qui định là 10.000 đồng/xe/lượt). Phí trông giữ xe máy theo tháng là: 104.000 đồng/xe (TP qui định là 45.000/xe/tháng); phí trông giữ xe máy theo lượt là 10.000 đồng (qui định là 2.000đ/lượt); phí trông giữ xe máy qua đêm lên đến 60.000 đồng. Đặc biệt, khách ra vào tòa nhà này bị "bóc lột" đến 20.000 đồng/lượt gửi xe máy, 60.000 đồng/lượt gửi ô tô…
(Còn nữa)
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%