Vì bận rộn mà nhiều người chỉ tráng chén bát sơ qua 1 lần nước, sao cho không còn thấy bọt là được. Nhưng các hoá chất trong nước rửa bát bám trên bề mặc bát đĩa...
|
1. Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa
Nhiều người nghĩ rằng dùng cách này bát đĩa sẽ sạch hơn. Tuy nhiên, cách này vừa lãng phí nước tráng mà dư lượng lưu lại trên bát đĩa vẫn còn lại rất nhiều. Dùng chén bát này để đựng thức ăn thì độc tố hoá học sẽ đi vào cơ thể, gây hại cho cơ thể.
Việc đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa sẽ khiến lượng hóa chất nhiều, khó loại bỏ hoàn toàn.
Việc đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa sẽ khiến lượng hóa chất nhiều
khó loại bỏ hoàn toàn. Ảnh minh họa.
2. Tráng sơ sau khi rửa
Vì bận rộn mà nhiều người chỉ tráng chén bát sơ qua 1 lần nước, sao cho không còn thấy bọt là được. Nhưng các hoá chất trong nước rửa bát bám trên bề mặc bát đĩa chắc chắn vẫn còn nếu chỉ tráng sơ qua, do đó, bạn phải tráng qua nước lạnh từ 2-3 lần để đảm bảo bát đĩa không còn hoá chất.
3. Ngâm bát đĩa trong dung dịch nước rửa bát quá lâu
Thời gian ngâm càng lâu càng khiến hoá chất bám vào bát đĩa nhiều hơn. Đối với các loại vật liệu như tre hay gỗ thì một khi đã ngấm hoá chất, rất khó loại bỏ hoàn toàn.
4. Lấy quá nhiều nước rửa bát cho một lần sử dụng
Đôi khi thấy bát đĩa quá dơ, nhiều chị em nội trợ thường lấy lượng nước rửa bát thật nhiều để rửa cho sạch. Đúng là bát đĩa sẽ sạch vết bẩn hơn, nhưng lượng hoá chất sót lại thì vẫn còn và rất khó để loại bỏ hết.
5. Dùng xà phòng hay bột giặt để rửa bát
Khác với nước rửa bát, các thành phần hoá học trong xà phòng chủ yếu là hương liệu với độc tính cao, thậm chí có một số chất gây ung thư.
Còn bột giặt lại mang tính tẩy rửa và khử trùng mạnh, nếu còn sót lại trên chén bát sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, giảm sức đề kháng của cơ thể…
6. Dùng nước rửa bát trôi nổi, không rõ nguồn gốc
Với ưu điểm là giá thành rẻ nên nhiều hàng quán và các bà nội trợ hiện nay vẫn tin dùng các loại nước rửa bát trôi nổi, không nhãn hiệu.
Thế nhưng, vì là những sản phẩm không rõ nguồn gốc nên nhiều thành phần trong đó có thể là những hoá chất cấm, mang nhiều độc tính. Hơn nữa, do được pha chế tuỳ tiện nên các chất này khi kết hợp với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hoá học sinh độc tố khác.
7. Tham rẻ
Chính vì tâm lý thấy hàng rẻ thì mua mà nhiều người vô tình chuốc họa vào thân. Nước rửa chén giá rẻ đều không có nguồn gốc xuất cứ rõ ràng, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa rất nhiều hóa chất độc hại, nếu sử dụng lâu ngày, nhẹ thì da bạn bị ngứa, khô, nặng hơn có thể bị ung thư da và một số căn bệnh khác như viêm phổi, suy hô hấp và nghiêm trọng hơn là tác động đến hệ thần kinh.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, hãy chọn nước rửa chén của các công ty lớn có nguồn gốc tự nhiên, xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng, đó cũng chính là lựa chọn đúng đắn của những người nội trợ thông minh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn