Việc Tổng cục Hải quan lại phát đi lời cảnh báo về việc doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lợi dụng kẽ hở pháp lý để xù nợ thuế, rồi bỏ trốn, khiến dư luận một lần nữa không khỏi quan ngại.
|
Mọi chuyện bắt đầu từ vụ việc của Công ty Diing Long Việt Nam (Bình Dương). Công ty này, như Báo Đầu tư đã đưa tin, đang nợ thuế khoảng 17 tỷ đồng và nợ ngân hàng 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã bỏ trốn về nước.
Không chỉ cơ quan thuế, hải quan khó đòi được khoản nợ này, mà ngay cả ngân hàng, chắc cũng sẽ bị thiệt hại không nhỏ, bởi tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp này để lại (hiện đang được thế chấp ngân hàng), nếu có phát mại, chỉ có thể thu về nhiều nhất là 50 tỷ đồng, thậm chí chỉ 30-35 tỷ đồng.
Diing Long chính là ví dụ điển hình mà Tổng cục Hải quan đưa ra để phát đi lời cảnh báo về việc một số doanh nghiệp FDI lợi dụng quy định thông thoáng của Luật Thuế xuất nhập khẩu và Luật Quản lý thuế để trốn thuế hàng chục tỷ đồng.
“Trong thời gian được miễn thuế hoặc được ân hạn thời gian nộp thuế, nhiều doanh nghiệp FDI tranh thủ nhập hàng hóa, sau đó, tự ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ về nước. Hậu quả là cơ quan hải quan không thể thu hồi được khoản nợ thuế bị treo lại của các đối tượng này”, Tổng cục Hải quan, trong văn bản được ký ngày 3/4/2012 đã phát đi cảnh báo như vậy và yêu cầu các cục hải quan các tỉnh, thành phố rà soát doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, không kinh doanh, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh còn nợ thuế… và gửi kết quả về Tổng cục Hải quan trước ngày 6/4/2012.
Ảnh minh họa
Không thể báo cáo đúng hẹn, bởi tới ngày 5/4, Cục Hải quan TP. HCM mới nhận được công văn của Tổng cục Hải quan, song theo ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó cục trưởng, Cục Hải quan TP. HCM sẽ tích cực rà soát doanh nghiệp nợ thuế theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan.
Dù vậy, nếu truy cập website của Cục Thuế TP. HCM, không khó để tìm thấy những doanh nghiệp FDI đang nợ thuế, thậm chí đã bỏ trốn. Và không chỉ là nợ thuế xuất nhập khẩu, mà còn các khoản nợ thuế khác.
Công ty DAE A Vina là ví dụ điển hình. Công ty này tuy nợ thuế không lớn, chỉ gần 1,8 triệu đồng, nhưng lại thuộc diện đã bỏ trốn. Vina Kore Furniture cũng vậy. Trong khi đó, Công ty Najin Việt Nam đang nợ thuế gần 1,8 tỷ đồng, Công ty Nextier Technology nợ 3,8 tỷ đồng…
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cũng mới đây phải “cầu viện” Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý trường hợp Công ty Tân Đài Việt (Đài Loan) bỏ trốn và để lại khoản nợ thuế 2,75 tỷ đồng. Công ty này, sau một thời gian hoạt động kém hiệu quả, đã ngừng hoạt động, xin giải thể, chấm dứt hoạt động dự án và chuyển nhượng nhà xưởng Công ty TNHH Công nghiệp Hung Yi tại KCN Phúc Khánh, tỉnh Thái Bình. Nhưng chưa hoàn tất thủ tục, chủ đầu tư đã bỏ trốn. Hậu quả là, thuế không thu hồi được, mà cơ sở để ra quyết định chấm dứt hoạt động của Dự án và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của công ty này cũng bị treo.
“Không biết phải xử lý ra sao, chúng tôi đã phải gửi văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị hướng dẫn”, ông Vũ Duy Định, Phó ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cho biết.
Thực tế, Diing Long, hay Tân Đài Việt không phải là trường hợp cá biệt. Lướt danh sách “truy tìm” doanh nghiệp đã bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, có không ít doanh nghiệp FDI. Chẳng hạn, Công ty TNHH Liên doanh Việt Nga (Bình Thuận), Công ty TNHH MTV Hyundai RNC Việt Nam (Hà Nội), hay Công ty TNHH DM Lee (Long An)… Cuối tháng 2/2012, Long An đã thống nhất chủ trương thu hồi 6 dự án có mục tiêu sân golf, trong đó có một dự án của Công ty DM Lee.
“Không thể để tình trạng doanh nghiệp FDI đóng cửa từ lâu, nhưng vẫn chưa được xử lý trong khi chủ đầu tư không còn ở lại Việt Nam”, GS-TSKH. Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư đã phát biểu như vậy
Thực tế, đây là quan điểm đã luôn nhận được sự đồng tình của dư luận. Việc này không chỉ liên quan đến chuyện truy thu thuế của cơ quan chức năng, mà quan trọng hơn, còn là để “làm sạch” môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam. Hoàn thiện hành lang pháp lý là yêu cầu tiên quyết, song trách nhiệm đốc thúc nộp thuế, quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước, bởi hành vi trốn thuế, xù nợ, bỏ trốn không phải chỉ xảy ra với doanh nghiệp FDI, là việc làm vô cùng cần thiết.
Cứ nhìn vào danh sách các doanh nghiệp nợ thuế, cưỡng chế thuế đến ngày 30/3/2012 của tỉnh Đồng Nai, trong đó có những cái tên như Viko Glowen (nợ thuế 1,17 tỷ đồng), Young Poong Vina (209 triệu đồng), Union Tack Vina (1,595 tỷ đồng), Công ty cổ phần Điện GREE (6,89 tỷ đồng)…, sẽ thấy, câu chuyện trốn, nợ thuế trong các DN FDI vẫn còn nhiều nhức nhối…
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%