Trước tình trạng trẻ nhỏ liên tiếp bị ngộ độc chì do sử dụng thuốc cam, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành lấy mẫu một số loại thuốc cam và các sản phẩm tương tự ở dạng bột hoặc viên do người nhà bệnh nhân cung cấp để xét nghiệm.
|
Ảnh minh họa
Kết quả xét nghiệm khiến không ít người rùng mình khi hàm lượng chì trong các loại thuốc cam này cao, từ 21%-60%. TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, cho biết những thuốc này thường có màu cam hoặc đỏ, không có tên, nhãn và được bao gói bằng giấy hoặc túi nylon, thường được một số gia đình cho trẻ nhỏ bôi miệng hoặc uống khi trẻ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, lở loét miệng.
Theo một số chuyên gia y tế, chì là chất cực độc, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Ngộ độc chì thường khiến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng, thậm chí để lại những di chứng nghiêm trọng.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?