Hiện Nhật Bản vẫn đang xem xét và chưa nối lại vốn ODA cho dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội – tuyến số 1.
![]() |
Các tuyến đường sắt đô thị hiện nay đều sử dụng vốn ODA và vốn vay của nước ngoài |
Sáng nay (9/12), tại phiên họp cấp cao Ủy ban Đánh giá và Xúc tiến Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản (giai đoạn V), hai bên đã đánh giá lại kết quả những chương trình hành động đã thực hiện, những chương trình chưa thực hiện; khó khăn, vướng mắc và bàn kế hoạch hành động giai đoạn VI.
Đặc biệt, liên quan tới nghi án tham nhũng 16 tỷ đồng tại dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội – tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên); trước đây do Tổng Cty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Hiện, cả Việt Nam và Nhật Bản vẫn đang điều tra các cá nhân, tổ chức liên quan. Tới nay, phía Nhật Bản vẫn chưa nối lại ODA cho dự án này.
Tại buổi họp báo sau đó, phóng viên Nhật Bản đặt câu hỏi: “Khi họp bàn để lựa chọn những vấn đề đưa vào kế hoạch hành động của chương trình Sáng kiến chung Việt – Nhật có nêu lên vấn đề tham nhũng. Tuy nhiên, thời điểm đó đã bị loại ra vì một số lý do, tới nay vấn đề này vẫn chưa được đề cập.
Trong khi thời gian qua đã xảy ra một số vụ tham nhũng liên quan tới dự án sử dụng vốn ODA của Nhật, sau đó hai bên có một số cuộc họp trao đổi. Vậy biện pháp giải quyết và phòng ngừa tham nhũng được thực hiện ra sao, vấn đề này có được đưa ra vào chương trình hành động giai đoạn VI tới đây không?”
Ông Fukada Hiroshi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, chống tham nhũng liên quan tới nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Tham nhũng tại dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội – tuyến số 1 (có sử dụng vốn ODA Nhật), phát hiện tháng 6 năm nay, phía Việt Nam đã xử lý nhanh chóng cá nhân, tổ chức liên quan không chờ phiên xét xử chính thức của tòa án Nhật. Đồng thời, hai bên đã có những nhận thức, trao đổi, xem xét cơ chế kiểm tra và tăng quy chế phòng tránh tái diễn những vụ việc tham nhũng như vậy.
Thời gian tới, theo ông Fukada Hiroshi, hai nước sẽ có thêm những thảo luận để phòng chống tham nhũng.
Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh giải đáp thêm, ngay khi Chính phủ Việt Nam biết tin Nhật Bản bắt giữ một số lãnh đạo Cty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đưa hối lộ; phía bộ ngành Việt Nam, đặc biệt Bộ GTVT đã tích cực phản ứng kịp thời.
Tới nay, các cơ quan điều tra của Việt Nam đã vào cuộc, các đối tượng liên quan đã bị khởi tố, hiện đang hoàn tất thủ tục để đưa ra xét xử. Đây là phản ứng nhanh nhạy của phía Việt Nam, đặc biệt là cơ quan quản lý.
Ngoài xử lý cá nhân liên quan, Việt Nam và Nhật Bản đang thanh tra hàng loạt dự án khác và đình chỉ hàng loạt dự án của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - chủ đầu tư dự án. Rà soát hàng loạt dự án sử dụng vốn ODA Nhật và các dự án đầu tư khác.
Theo Bộ trưởng Vinh, hiện Việt Nam đang xây dựng quy định kiểm toán nội bộ về việc sử dụng vốn ODA, với quy trình chặt chẽ để cơ quan Việt Nam được quyền thanh tra chặt các nhà thầu dự án ODA.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
Chỉ hơn 2 tháng nữa, tỉnh giàu nhất Việt Nam dự kiến sẽ xóa tên 5 TP trực thuộc trên bản đồ hành chính
-
Trong hôn nhân, phụ nữ thiển cận chỉ quan tâm đến tiền bạc, còn phụ nữ nhìn xa trông rộng quan tâm đến 3 điều này
-
3 buổi tụ họp 'lợi ít, hại nhiều', kẻ dại dột cứ rủ là đi, người khôn ngoan không bao giờ đến
-
Ngọc Trinh lúc mới vào nghề và hiện tại trông khác thế nào?




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'