Nhân viên trạm thú y nhận nhiệm vụ “tư vấn” cho những người vận chuyển thịt heo, gà lậu và ra giá cụ thể cho “phi vụ”.
Ông Phú khi đang gặp ông P. tại quán cà phê TM |
Thông qua ông T., người từng mở lò giết mổ heo lậu tại Q.12, TP.HCM, ông P. - người đang dự định mở điểm chứa thịt heo, gà lậu - tìm đến ông Phú (nhân viên trạm thú y Q.12) để đặt vấn đề nhờ giúp đỡ.
“Tư vấn”
19h15 ngày 7/3, ông Phú và ông P. gặp nhau tại một quán ăn trên đường Bùi Quang Là (P.12, Q.Gò Vấp). Ông P. nhờ ông Phú hỗ trợ, tư vấn cho điểm làm ăn chứa thịt heo, gà lậu sắp mở tại P.Tân Chánh Hiệp, Q.12.
Dự kiến mỗi ngày tại đây tiêu thụ khoảng 200kg thịt heo và khoảng 50-70kg gà sống.
Ông Phú nói: “Nếu muốn làm theo kiểu đàng hoàng thì chỉ theo kiểu đàng hoàng. Muốn làm theo kiểu không đàng hoàng thì theo kiểu không đàng hoàng. Nhưng kiểu không đàng hoàng thì rủi ro cao hơn. Cái gì cũng có giá của nó”.
Ông Phú hẹn ngày hôm sau vào xem địa điểm: “Vô chỗ đó coi cái đã. Coi xong mới làm việc”.
12h40 ngày 8/3, ông Phú tới một quán cà phê trên đường TCH 13 (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12) trong trang phục của nhân viên thú y.
Ông Phú nói thẳng: “Gà thì hơi khó, biết sao không, gà đang cúm gia cầm. Thứ hai, dân xung quanh tố nhiều lắm”.
Rồi ông tiếp lời: “Bên anh sẽ không chủ động bắt. Nhưng nếu người khác mà bắt giao cho bọn anh thì bọn anh không chịu trách nhiệm”.
Theo ông này, khi công an, cán bộ kinh tế phường hay quản lý thị trường bắt thì ông P. phải tự lo. Ông Phú lấy điện thoại chuẩn bị gọi cho ai đó và quay sang nói với ông P.: “Kêu thằng này ra nó đi coi vị trí”. Lát sau, người ông Phú kêu tới tên Hoàng dáng cao to, nước da ngăm, đi xe Air Blade màu đen.
Ông Phú bảo ông P. ngày nào cũng phải lấy cho được giấy kiểm dịch, thực tế 200kg thịt heo thì giấy kiểm dịch phải lấy được 100kg.
Ông Phú dặn: “Trường hợp xui, có ai bắt bớ mà có anh trong đó thì cứ im lặng. Từ từ anh xử lý khung nhẹ nhất”. Ông này bày thêm khi bị bắt cứ năn nỉ khóc sướt mướt, làm ra vẻ nghèo khổ để được... châm chước.
Ông Hoàng nói chuyện điện thoại rồi ra giá
Xe tải chở heo thịt được cải tạo thêm hai tầng gỗ và không có nơi chứa nước thải bị trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức bắt trưa 11/3 - Ảnh do trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cung cấp
“Tiếp sức”
Ông Hoàng, thanh niên xung phong, làm công tác hỗ trợ tại trạm thú y Q.12. Tối 8/3, ông Hoàng đến “khảo sát” nơi ông P. sẽ chứa thịt lậu khoảng ba phút rồi về.
Sáng 9/3, tại một quán cà phê, ông Hoàng nói hiện đang có dịch nên không thể mang gà sống về nhà. Nên giết mổ ở đâu rồi hãy mang về, qua thời điểm dịch rồi tính.
Ông Hoàng vào thẳng vấn đề: “Nếu tụi anh che cho em thì em gửi tụi anh tháng nhiêu?”. Ông P. nói: “Em mới vào khu vực này có sao bác hướng dẫn”.
Ông Hoàng giải thích: “Có nghĩa là tụi anh không bắt em”. Ông Hoàng dặn ông P. khi vận chuyển hàng lậu cần phải né những con đường có lực lượng chức năng đi qua.
Ông P. than: “Em chỉ kiếm bạc lẻ thôi”. Ông Hoàng giải thích khi bị bắt phạt rất nặng nên biết bắt sẽ báo trước.
Ông Hoàng bảo: “Nếu không giúp thì anh đâu có ngồi đây. Cái nào cũng phải có giá của nó. Em có ăn thì em cho tụi anh. Anh không đòi hỏi nhiều, ví dụ mỗi tháng chi ra...”.
Sau đó, ông Hoàng nói chuyện điện thoại ít phút rồi quay lại báo giá 4 triệu đồng mỗi tháng.
Ngày 18 hoạt động thì đưa trước vào ngày 15 hay 16. Ông Hoàng dặn đừng để hoạt động chừng hai tuần bị bắt là hết mấy chục triệu đồng, hết làm ăn.
Sau khi ra giá, ông Hoàng nói sẽ điện thoại báo mỗi khi có chiến dịch kiểm tra để ông P. biết đường né và dặn ông P. hạn chế liên lạc với ông Phú, có gì làm việc trực tiếp với ông.
Chiều 11/3, ông Phú và ông Hoàng gặp ông P. tại quán cà phê trên đường TCH 21 (Q.12) để thỏa thuận giá cả. Ông Phú kêu ông P. ngồi gần lại, nói bên phường ông lo xong rồi, công an thì ông P. tự lo. Nếu trường hợp lực lượng khác không phải bên phường với bên ông kiểm tra thì ông P. tự thương lượng.
“Nếu có sự cố gì, người ta báo lại anh thì cứ dừng lại, để đó anh xuống xử lý theo hướng nhẹ nhàng nhất” - ông Phú nói. Ông Phú cho biết nếu trường hợp bị bạn hàng “chọt” (tố cáo) với lực lượng thú y thì bên thú y sẽ làm ngơ.
Ông Phú bày cách nếu có phòng kín nên dồn thịt vào một tủ bảo quản rồi khóa cửa, dùng rèm che cửa lại. Khi có người kiểm tra thì nói “khi thuê nhà nó như vậy rồi”. Sau đó, ông Phú gút giá: “5 triệu. Cả hai bên đưa là 5 triệu”. Số tiền cho hai ông Phú và Hoàng là 4 triệu đồng, bên phường là 1 triệu đồng.
Chiều 16/3, trao đổi qua điện thoại với chúng tôi, bà Lê Đinh Hà Thanh - trưởng trạm thú y Q.12 - cho biết chưa nghe thông tin về việc nhân viên thú y ra giá chung chi. Bà Thanh nói sẽ kiểm tra, xác minh thông tin trên.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%