“Người dân trong thôn, từ già đến trẻ, ai cũng đang nén cảm xúc chờ ngày được hòa vào dòng người tiễn đưa Người về nơi an nghỉ cuối cùng”.
Ông Chu Văn An, Bí thư thôn Thọ Sơn chỉ về nơi mà Đại tướng sẽ an nghỉ. |
Khó có thể nói hết được niềm tự hào, sự xúc động trong tim của người dân địa phương trước thông tin thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ già đến trẻ ai cũng ngóng chờ ngày đón linh cữu Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng. Có mặt tại thôn Thọ Sơn mới cảm nhận được hết niềm vinh dự thể hiện trong lòng người dân vùng này.
Vũng Chùa-Đảo Yến cách Quốc lộ 1A chừng hơn 2km, cách chân đèo Ngang khoảng 4km. Khu danh lam này nằm thế tựa lưng vào núi Rồng. Vũng Chùa là vùng đất thơ mộng với bãi biển hoang sơ, cát trắng mịn màng. Phía đông của vùng đất này là nơi giáp biển, có nhiều mũi đất chạy dọc dài hướng về phía nam như mũi Ông, mũi Rồng, Hòn Cỏ, Hòn La, Hòn Nồm (còn gọi là hòn Vũng Chùa).
Ngày xưa, nhân dân ven biển đã xây dựng trên Hòn Nồm một ngôi Chùa trên bãi đất bằng phẳng để tế lễ thần linh khi ra khơi, vào lộng nên được đổi thành Đảo Chùa. Một thời gian sau ngôi Chùa bị sóng đánh sập, không được cải tạo lại nên dần dần mất đi. Hòn đảo sau này lại được gọi là đảo Yến, bởi nơi đây chim Yến bay về làm tổ và cư trú rất nhiều.
Chính địa thế đẹp nên thơ, đất thiêng nên vùng đất này được chính Đại tướng cũng như gia đình và chính quyền chọn làm nơi yên nghỉ cuối cùng. Tin thi hài của anh cả Quân đội nhân dân Việt Nam được đưa về đây án táng khiến bà con thôn Thọ Sơn cảm thấy tự hào vô cùng.
Cụ Tưởng Văn Kế: "Cả đời tôi chưa gặp được Đại tướng thì nay lại được thắp hương cho Người mỗi ngày, được gần bên mộ của Người".
Ông Chu Văn An, bí thư thôn Thọ Sơn, chia sẻ: “Nhận tin Đại tướng sẽ an nghỉ tại đây, tôi cũng như bà con trong thôn, trong xã cảm thấy tự hào vô cùng. Tôi thực sự không ngăn được dòng nước mắt, cảm ơn Đại tướng, cảm ơn mọi người đã mang đến cho vùng đất chúng tôi một đặc ân thiêng liêng nhất, một niềm tự hào mà các vùng đất khác không có được”.
Ông An cho hay, cả thôn Thọ Sơn có 267 hộ với 930 khẩu, nghề nghiệp chính là làm nông. Tuy nhiên 5 năm trở lại đây, khi thành lập Khu kinh tế Hòn La thì đất nông nghiệp không còn nữa. Thay vào đó, có khoảng 70% người có độ tuổi lao động của địa phương đã có công ăn việc làm ổn định trong khu kinh tế. Chính sự thay đổi này cũng làm cho đời sống bà con được cải thiện rất nhiều, dù còn khó khăn hơn nhiều nơi khác nhưng đã có thay đổi hơn xưa.
Cùng chung cảm xúc với bà con, cụ Tưởng Văn Kế (76 tuổi), người đã hơn 50 năm gắn bó với vùng đất Vũng Chùa cho biết, cụ không thể ngờ khi đã gần đất xa trời lại được đón một niềm vinh dự lớn lao như vậy. “Cả đời tôi chưa từng được gặp Đại tướng bao giờ. Vậy mà không ngờ nay Đại tướng lại chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ, vậy là tôi sẽ được thăm viếng mộ Đại tướng mỗi ngày. Nhất định hôm tiễn đưa Người về nơi an nghỉ tôi sẽ đi cùng. Rồi đây, trong quãng đời còn lại của tôi, mỗi ngày đi qua mũi Rồng tôi sẽ được trò chuyện, ngắm nhìn Đại tướng yên nghỉ”.
Cụ Lê Thị Hồng và cụ Nguyễn Thực đều rất tự hào khi vùng đất nơi họ sinh sống được Đại tướng chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng.
Cụ Nguyễn Thực (84 tuổi), là một trong những người già nhất Thọ Sơn cũng không khỏi tự hào về vùng đất mình sinh ra. Cụ nói: “Quê hương chúng tôi rất vinh dự được đón Đại tướng về đây an nghỉ. Người là vị Đại tướng đáng kính không chỉ của người dân Việt Nam mà là vị tướng lừng danh trên khắp thế giới. Dù Đại tướng an táng ở Lệ Thủy hay Quảng Trạch thì Đại tướng vẫn là người con xuất sắc của quê hương Quảng Bình chúng tôi”.
Tiếp xúc với hầu hết bà con thôn Thọ Sơn, chúng tôi hiểu được tấm lòng của họ với Đại tướng là sâu sắc đến nhường nào, dù nhiều người không nói ra nhưng trong tâm khảm họ đang trào dâng một cảm xúc đặc biệt trước ngày đón thi hài Đại tướng về an nghỉ. Tất cả bà con nơi đây đều cho biết họ đã, đang và sẽ đi mua ảnh Đại tướng về đóng khung trang trọng, rồi lập bàn thờ thắp nhang bái vọng Người.
Người dân thôn Thọ Sơn nói riêng và cả xã Quảng Đong nói chung đang háo hức hức chờ ngày được hòa vào dòng người đưa tiễn Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng.
“Trước đây Bác Hồ ra đi người dân cả vùng này đều lập bàn thờ hàng ngày hương khói cho người. Nay Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi ra đi và về an nghỉ tại đây, chúng tôi lại thêm một bàn thờ, lư hương để tưởng nhớ Người - vị cha đẻ của Quân đội nhân dân Việt Nam-Thiên tài quân sự thế kỷ 20”, cụ Lê Thị Hồng, trú thôn Thọ Sơn tâm sự.
Đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thành đường vào nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Khẩn trương hoàn thành nơi an nghỉ chờ đón thì hài Đại tướng
Hai ngày nay, đơn vị thi công đường vào nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang gấp rút hoàn thành để chờ đón thi hài của Người. Từ sáng 8/10, Tập đoàn Trường Thịnh (TP. Đồng Hới, Quảng Bình), đơn vị được giao nhiệm vụ thi công đường vào nơi an táng Đại tướng đã đưa máy móc ra mở đường. Trước mắt đơn vị sẽ thi công đảm bảo đường cấp phối đá dăm, nếu thời tiết thuận lợi thì tiếp tục làm chuẩn cao hơn, đảm bảo đúng tiến độ để chờ đón thi hài Đại tướng. Trước đó, đơn vị Công binh của quân khu 4 cũng đã tiến hành rà phá bom mìn ở khu vực xung quanh. Hiện tại an ninh tại khu vực trên được thắt chặt, lực lượng quân đội, biên phòng canh gác đường vào.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%