3 ngày nữa mới chính thức quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng nhiều gia đình ở Hà Nội đã treo cờ rủ. Cờ đỏ sao vàng rợp những tuyến phố chính.
Người dân treo cờ rủ thể hiện tình cảm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Ông Nguyễn Duy Huê ở ngõ 148 đường Trần Duy Hưng đã treo cờ từ hôm 7/10. Không chỉ gia đình ông, những nhà khác nằm trên trục đường chính của con phố này cũng như những con phố đông dân cư ở khu đô thị Trung Hoa - Nhân Chính đã bắt đầu treo cờ.
“Chúng tôi muốn treo cờ để bày tỏ lòng kính trọng, muốn cả thế giới này nhìn thấy tình cảm của người dân chúng tôi dành cho Đại tướng” - ông nói.
Đối với ông Huê - thế hệ sống, chiến đấu vì độc lập của đất nước - Đại tướng là người gần gũi hơn bao giờ hết. Ông kể, năm 1971, khi ông đang chiến đấu ở sư đoàn 338, Đại tướng đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ đơn vị ông đóng quân.
Trong ký ức cựu binh này, điều ông nhớ nhất đó là được Đại tướng bắt tay. “Đôi tay Đại tướng ngắn, trắng, ấm áp. Đại tướng là người có uy tín lớn, không phải tướng 4 sao mà là tướng 5 sao” - ông Huê giọng đầy cảm kích.
Mấy hôm nay, các con của bà Nguyễn Phương Liên ở phố Đỗ Quang - chủ một nhà hàng ăn uống - thường kể rất nhiều về hình ảnh viếng Đại tướng đông đúc của người dân. Khách vào quán nhà bà cũng nói chuyện rất nhiều tới Đại tướng, ca ngợi công lao của Đại tướng đối với dân.
“Tôi thực sự cảm kích và xót thương ông. Chúng tôi muốn treo cờ để tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc” - bà Liên chia sẻ.
Bà cảm phục đến nay Đại tướng là người duy nhất được phong tướng khi tuổi đời còn trẻ. Bà Liên cũng kể khi hay chuyện một á hậu nổi tiếng xếp hàng tới 6 giờ đồng hồ để vào viếng Đại tướng thể hiện sự kính trọng của lớp trẻ dành cho ông.
Anh Lê Quang Vinh, công tác tại một công ty Hàn Quốc cho hay, gia đình anh đã in ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chờ ngày quốc tang chính thức sẽ trân trọng đặt lên ban thờ.
Trong gia đình anh đang thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
‘Tôi sẽ treo ảnh Đại tướng thấp hơn ảnh Bác Hồ một chút và thắp nén hương để thể hiện lòng tôn kính ông”.
Anh cũng bày tỏ xúc động trước quyết định của gia đình mai táng Đại tướng ở quê nhà Quảng Bình. Khi ông yên nghỉ nơi đây, người dân cả nước mỗi khi đến Quảng Bình lại được ghé thăm ông.
Bà Phạm Thị Thoa ở tổ 26 phường Trung Hòa sớm nay đi xe buýt đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên phố Hoàng Diệu. Gia đình bà cũng treo cờ rủ để tỏ lòng kính trọng Đại tướng.
“Người vĩ đại nhất là Bác Hồ, xong đến Bác Giáp. Đất nước được phồn vinh ngày hôm nay cũng là nhờ có công lớn của Đại tướng” - bà Thoa nói.
Tối khuya đường Trần Duy Hưng cờ treo rợp đỏ. Ở một cửa hàng mặt phố, khi thấy bố mẹ dọn đóng cửa, cô bé 3 tuổi cầm chiếc cờ, ngước mắt lên nói với bố: “ Bố cất đi để mai treo tiếp nhé”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%