Những ngày này, trên khắp các đường phố Huế xuất hiện hình ảnh một cô gái dịu dàng trong áo dài thướt tha cầm những bông hoa sen quảng bá cho Festival Huế 2012.
|
Hình ảnh Phạm Hồng Lê Giang trên các áp phích Festival Huế 2012.
Cô gái đó chính là Á khôi Miss Đại học Huế 2011 Phạm Hồng Lê Giang, hiện là sinh viên năm thứ ba tài chính - ngân hàng Trường đại học Kinh tế Huế. Với khuôn mặt thanh tú, cô sinh viên này còn thừa hưởng vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của thiếu nữ Huế.
Không chỉ đẹp, Lê Giang còn sở hữu một bảng thành tích học tập đáng nể: 12 năm liền là học sinh giỏi, từng đạt các giải học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia môn Hóa. Hiện Giang là sinh viên giỏi của Trường đại học Kinh tế Huế, giải khuyến khích Olympic toán sinh viên toàn quốc năm 2011.
Gặp Lê Giang khi hình ảnh của cô xuất hiện khắp đường phố Huế, chúng tôi cảm nhận được niềm vui, sự tự hào trên khuôn mặt có phần trẻ hơn poster.
Khi nhận được lời mời tham gia đại diện cho Festival Huế 2012, Giang e ngại mình không đảm nhận được việc này. Được ba mẹ động viên, Giang đã quyết định tham gia.
Để có những hình ảnh trên áp phích và các tài liệu quảng bá cho Festival Huế 2012, từ những ngày đầu tháng 7/2011, Giang đã cùng ê kíp nhiếp ảnh bắt tay vào thực hiện. Có khi phải dậy từ 3h sáng, chuẩn bị cho kịp 5h sáng để lấy được ánh nắng ngày mới. Với Lê Giang, từ lâu Festival Huế đã in sâu trong suy nghĩ của cô.
Phạm Hồng Lê Giang, sinh viên năm thứ ba, lớp tài chính - ngân hàng Đại học Kinh tế Huế.
Ngay kỳ Festival Huế đầu tiên (năm 2000), cô bé Giang 9 tuổi đã được ba đưa đi khắp phố phường để xem các chương trình nghệ thuật. Từ đó, Giang cảm nhận được những niềm vui mà Festival mang lại cho người dân Huế. Đến năm lớp 10, Giang cùng các bạn đăng ký vào đội tình nguyện viên phục vụ Festival Huế.
Tham gia tất cả năm kỳ Festival đã qua, Lê Giang tự nhận ra cho bản thân những giá trị riêng mà Festival Huế mang lại. Giang cho rằng mỗi kỳ hội hè Festival là một dịp để người Huế nhận ra những giá trị của mình, để biết cách bày tỏ cũng như giữ gìn vẻ đẹp đó. Những dịp như vậy, người Huế mới thật sự quan tâm tới lễ tế Nam Giao, ca Huế, đêm hoàng cung…
Festival là dịp để người Huế vừa trưng bày “món ngon” của mình, vừa mời gọi “món ngon” của bạn bè quốc tế, tạo thành một bữa đại tiệc để đãi khách thập phương. Giang nói đó là những ngày hạnh phúc nhất của cô, với tư cách một người Huế.
Không những thế, với một sinh viên kinh tế, Lê Giang còn nhìn Festival Huế như là một cơ hội quảng bá hình ảnh Huế, để du khách đến với Huế nhiều hơn và tất nhiên các nhà đầu tư sẽ chú ý đến Huế.
Nhưng điều khiến Giang trăn trở nhất là làm sao để “níu chân” du khách ở lại Huế nhiều ngày, và không chỉ đến Huế trong dịp Festival. Muốn làm điều này theo Lê Giang, cùng với việc tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc của Huế, cần phải xây dựng một phong cách ứng xử lịch thiệp vốn là nét đẹp riêng của người Huế. Phải để Festival Huế thật sự là một ngày hội của cả cộng đồng, mọi người dân Huế đều tham gia vào ngày hội của chính mình…
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành