Festival Huế 2012 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” chính thức khai mạc vào 20h5’ tối ngày 7/4 tại TP Huế. 28 quốc gia đến từ 5 châu lục đã tham gia vào ngày hội lớn.
|
Festival Huế 2012 là điểm nhấn trong Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ với chủ đề “Du lịch di sản”. Festival Huế là hoạt động văn hóa đặc biệt được Bộ Ngoại giao đề xướng trong khuôn khổ Diễn đàn giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ La tinh (FEALAC) và được đông đảo các quốc gia thành viên hoan nghênh, hưởng ứng.
Tới dự buổi lễ khai mạc có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh thành trong cả nước. Tới dự còn có Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Somsavat Lengsavat cùng với các đại sứ, tổng lãnh sự, các đơn vị ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Festival Huế 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia là một trong những sự kiến khởi đầu trong việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm xây dựng ngành du lịch quốc gia theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chiều sâu, chất lượng và hiệu quả.
Trích phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (video ghi từ kênh VTV1)
Toàn cảnh lễ khai mạc Festival Huế 2012
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc đã được các nghệ sỹ trong và ngoài nước trình diễn tại lễ khai mạc.
Chính nhờ tính chất và tầm ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế nên Festival Huế 2012 quy tụ các chương trình nghệ thuật tiêu biểu của gần 25 đoàn nghệ thuật và các nhóm nghệ sĩ của Việt Nam, các chương trình đậm sắc thái văn hóa của 40 đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ tên tuổi của 28 quốc gia với 450 nghệ sĩ đến từ 5 châu lục. Đây cũng là lần thứ 2 (sau Festival Huế 2010) Huế đón đại diện của 28 quốc gia đến từ 5 châu lục với nhiều tiết mục đặc sắc. Hiện đã có gần 600 phóng viên đến từ các tờ báo trung ương, địa phương và nước ngoài tới Huế sẵn sàng đưa tin về sự kiện văn hóa này.
Đoàn nghệ thuật Hàn Quốc chuẩn bị ráo riết những ngày cận Festival Huế 2012
Lễ khai mạc Festival tối ngày 7/4 cũng gắn với lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia tại Huế được truyền hình trực tiếp vào lúc 20h5’ trên kênh VTV1, VTV4, được diễn ra trên một sân khấu đặt sát Ngọ Môn - nơi xưa diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của vua Nguyễn. Buổi lễ nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống và sự giao lưu tỏa sáng của các nền văn hóa khác nhau.
Chương trình nghệ thuật khắc họa đậm nét một vùng di sản, với thủ pháp kết cấu mới lạ, ngôn ngữ tạo hình độc đáo, âm nhạc đa dạng phong phú kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn sân khấu, nghệ thuật pháo hoa độc đáo của nghệ sĩ pháo hoa quốc tế Pierre Alain Hubert và nghệ thuật sắp đặt lửa tinh tế của đoàn Carabosse danh tiếng từ Cộng hòa Pháp.
Đêm tổng duyệt 6/4, nhiều sắc màu của Việt Nam và 5 châu lục đang hé mở hứa hẹn 1 kỳ Festival Huế đầy hấp dẫn
Trong 9 ngày diễn ra lễ hội (7-15/4), Festival Huế tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội cung đình độc đáo, các lễ hội đầy màu sắc và hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng. Trong những ngày tới, liên tiếp các lễ hội chính và phụ được tuyển chọn kỹ càng sẽ diễn ra tại TP Huế. Như Lễ Tế Giao (20h ngày 8/4 tại đàn Nam Giao), Đêm Hoàng Cung (19h30 ngày 10&13/4 tại Đại Nội), Lễ hội áo dài (10h tối 9&11/4 tại Bia Quốc Học với sự có mặt của Hoa hậu Ngọc Hân, Mai Phương Thúy, Thùy Dung...), Thiên Hạ thái bình (20h tối 12/4 trên sông Hương), Lễ hội trống và nhạc cụ gõ “âm vang hào khí Việt” (15h chiều 10&14/4 tại Nghinh Lương Đình), Đêm Phương Đông (21h các tối 8,10,12,13,14/4 tại Điện Thái Hòa, Đại Nội), Chút thiên thu còn mãi (20h các tối từ 8-14/4 tại vườn Cơ Hạ với các tình khúc Trịnh Công Sơn qua tiếng ca Ánh Tuyết, Ánh Hà, Thụy Long, Lee Kirby, Danh Thắng, Nguyễn Ánh 9...), Âm sắc Việt (đối thoại Piano - nhạc cổ 3 miền của Phó An My và Đặng Tuệ Nguyên từ 8-14/4 tại cung Diên Thọ). Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào 20h ngày 15/4 tại Kỳ đài - Phu Văn Lâu kết hợp nghệ thuật pháo hoa và truyền thống thả hoa đăng.
Các Lễ hội đường phố sẽ là một sắc màu mới, đặc biệt trong Festival Huế lần này. Vào chiều 8, 9, 10, 11, 12/4 trên các tuyến đường chính Hùng Vương, Lê Lợi, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Hưng Đạo sẽ diễn ra chương trình âm nhạc, múa, nghệ thuật đường phố phô diễn sức sống và nhiệt tình sôi động của các dân tộc.
Các không gian văn hóa mở về miền quê như Lễ hội Hương Xưa làng cổ (ngày 9, 10/4 tại làng Phước Tích, huyện Phong Điền), Lễ hội Chợ quê ngày hội (từ 8-10/4 tại Cầu ngói Thanh Toàn, Thị xã Hương Thủy). Nhiều đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế sẽ lên diễn tại các huyện miền núi như Nam Đông, A Lưới nhằm tạo ra một không khí vui tươi cho bà con dân tộc.
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành