Nhiều diện tích đất sản xuất phía bờ sông Hồng của các hộ dân thôn Mai Châu (Đông Anh, Hà Nội) đang bị sạt lở nghiêm trọng vì cát tặc.
Người dân Đông Anh, Hà Nội 'khóc' vì cát tặc lộng hành |
Nhiều năm nay, hàng chục hộ dân sống tại thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội luôn sống trong tình cảnh bức xúc, lo lắng trước thực trạng “cát tặc” ngang nhiên hút cát trên sông Hồng khiến nhiều m2 đất sản xuất ở sát phía bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng.
“Cát tặc” chỉ hút cát vào ban đêm
Ngày 19/8, sau khi tiếp nhận sự phản ánh của người dân, phóng viên đã đến thôn Mai Châu (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) để tìm hiểu. Hầu hết các hộ dân nơi đây ai nấy cũng tỏ ra bức xúc trước tình trạng “cát tặc” lộng hành mà “chính quyền địa phương làm ngơ”.
Nhiều diện tích đất sản xuất của một số hộ dân thôn Mai Châu bị sạt lở nghiêm trọng.
Nhiều người dân cho biết, tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra tại thôn Mai Châu diễn ra cách đây đã nhiều năm. Điều đáng nói, người khai thác cát trái phép không phải ai xa lạ mà chính là hai chủ hộ dân sống trong thôn này (tên Phong và Nghĩa). Trong nhiều năm qua, hai hộ ông Phong và ông Nghĩa đã cùng nhau dùng thuyền ra giữa lòng của nhánh sông Hồng chảy qua thôn Mai Châu để hút cát khiến cho nhiều m2 đất sản xuất của một số hộ dân ven sông bị sạt lở nghiêm trọng.
Hai chiếc thuyền hút cát đậu vào bờ chuẩn bị tối đến để "làm việc".
Để che mắt các hộ dân, hai hộ ông Phong và ông Nghĩa chỉ dùng thuyền và thực hiện hành vi hút cát trái phép vào buổi tối chứ không công khai giữa ban ngày.
“Họ hút cát mấy năm nay rồi. Nhưng chủ yếu là vào buổi tối tầm 19h cho đến sáng hôm sau. Cả đêm tiếng máy nổ cứ kêu xình xịch chúng tôi không tài nào ngủ được”. Bà N.T.H (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch) cho hay.
Nhiều diện đất sản xuất bị mất, dân nộp đơn... đợi chính quyền!
Trước tình trạng hai hộ ông Phong và ông Nghĩa sử dụng thuyền để hút cát trái phép, những hộ dân bị ảnh hưởng đã làm đơn trình báo lên thôn, xã. Tuy nhiên, suốt mấy năm ròng gửi đơn đi đến nay họ vẫn không nhận được sự phản hồi nào từ chính quyền.
Do diện tích đất sản xuất ngày càng bị sụt lở nước cuốn trôi nhiều, trong khi đó chẳng thấy chính quyền lên tiếng nên nhiều lần một hai hộ đã gây xích mích, suýt đánh nhau với ông Phong và ông Nghĩa.
Anh Cao Văn Tuấn (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) cho biết: “Đất sản xuất của gia đình chúng tôi đã bị sạt lở khoảng 30m. Không chỉ vậy, cả chuồng bò của gia đình chúng tôi cũng bị lở khi nước sói vào. Bây giờ, mỗi khi mưa xuống nước sông dâng lên y rằng phần đất phía bờ sông bị sạt lở. Tất cả là do việc hút cát”.
Anh Cao Văn Tuấn bức xúc trước tình trạng khai thác cát trái phép.
“Trước gia đình chúng tôi có hai hàng cây, trồng ở phần đất sát bờ sông nhưng do người ta hút cát nên phải chặt vội vội, vàng vàng đem đi bán không sẽ bị nước cuốn trôi mất”, ông Nguyễn Văn Nam (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch) cho biết.
Trước sự bức xúc của người dân, phóng viên đã liên lạc và có cuộc trao đổi với ông Vũ Quang Đông (Trường thôn).
Ông Đông cho hay: “Vài năm trước đó thì đúng là có tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra trên địa bàn của thôn Mai Châu. Tuy nhiên, chính quyền thôn, xã sau khi nhận được đơn của người dân đã tiến hành xử lý. Hiện nay, không còn tình trạng này nữa”.
Theo lời của ông Đông, hiện nay trên địa bàn thôn Mai Châu “không còn tình trạng hút cát trái phép nữa”. Tuy nhiên, trái với lời khẳng định của vị trưởng thôn, chiều cùng ngày phóng viên đã được người dân dẫn ra hiện trường tận mắt thấy chiếc thuyền khai thác cát đang đậu chờ đêm xuống để “làm việc” và chứng kiến những m2 đất sản xuất của người dân bị sạt lở nghiêm trọng do tình trạng khai thác cát trái phép. Cùng với đó, những chiếc xe tải thay nhau vào bãi tập kết cát chở cát đi.
Không rõ chính quyền xã Đại Mạch, huyện Đông Anh quản lý tình trạng "cát tặc" ra sao mà chỉ người dân mới nhìn thấy còn các cơ quan chức năng thì nhắm mắt làm ngơ?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%