Cuộc đời bà là những chuỗi ngày dài bất hạnh khi bệnh tật liên tiếp hành hạ có lúc đến thập tử nhất sinh.
|
Nỗi đau chưa dứt
Về thôn Mậu Tài, hỏi bà Cam không ai là không biết. Ở vùng quê này, bà Cam được mọi người biết đến với căn bệnh lạ mà bà đang mắc phải cũng như là người phụ nữ có cuộc đời kém phần may mắn. Trong căn nhà nhỏ trống hơ trống hoác không có một thứ gì giá trị, tiếp chuyện chúng tôi là một người phụ nữ gầy yếu, xanh xao và đôi mắt thâm quầng vì nhiều năm không biết đến một giấc ngủ là gì. Cất giọng trầm buồn, bà cho biết: “May mà hôm nay chú đến đây tôi có thể nói chuyện được chứ mấy ngày trước miệng tôi đau nhức lắm, không thể nói được câu nào”.
Bà Cam vốn sinh ra ở thành phố Huế. Trước đây, bà có tiếng thông minh, sắc sảo. Sau khi học hết cấp 3 ở trường nữ sinh Đồng Khánh (một ngôi trường nổi tiếng thời bấy giờ) bà thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Tốt nghiệp cử nhân với tấm bằng loại ưu, bà trở về Huế và nhanh chóng được nhận vào dạy ở trường Tiểu học Phú Mậu. Trong thời gian công tác tại đây, bà lấy chồng. Tuy cuộc sống thời điểm đó còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng hai vợ chồng ông bà luôn cảm thấy hạnh phúc bên nhau.
Niềm vui nhân lên khi 2 năm sau ngày lấy nhau, bà sinh đứa con gái đầu lòng kháu khỉnh. Nhưng ông trời lại không cho hai vợ chồng ông bà được hưởng trọn niềm vui. Đứa con gái sinh ra dù đã lớn nhưng không thể nói được câu nào. Đưa con lên bệnh viện khám thì các bác sĩ cho biết cháu bị câm bẩm sinh. Hy vọng rằng, những người con sau sẽ khỏe mạnh bình thường thì nỗi đau vẫn chưa dứt với bà khi đứa con thứ hai không chỉ bị câm mà còn mắc bệnh tâm thần nữa.
Nhiều lúc bà chán nản nhưng có sự động viên của ông, bà dần dần bỏ qua những sầu não và suy nghĩ tiêu cực. Rồi cuối cùng trời cũng không phụ lòng bà khi 3 đứa con sau này đều khỏe mạnh bình thường. “Vậy nhưng cuộc đời của chúng nó cũng bất hạnh lắm. Lại thêm công việc không đâu vào đâu khiến hoàn cảnh càng thêm phần khó khăn”, bà Cam buồn bã tâm sự.
Bao nhiêu năm lo lắng cho các con khiến sức khỏe của bà yếu dần đi. Năm 1997, trong lúc đang giặt áo quần sau nhà, một cơn tai biến khiến cho bà ngã quỵ. Gần 4 năm liên tiếp, bà nằm liệt giường, miệng cũng không thể nào nói được. Mọi thứ chỉ dùng tay để ra hiệu. “Thời điểm đó, mọi công việc trong nhà từ đi chợ, nấu ăn, chăm lo cho các con đều do một tay ông nhà tôi lo liệu. Thấy ông vất vả nên trong lòng tôi quyết tâm phải làm sao vượt qua bệnh tật để phụ giúp ông. Thế là tôi bắt đầu cố gắng gượng dậy rồi bắt đầu tập đứng vững. Tiếp đó, tôi mới vịn tay vào tường rồi bước đi từng bước một. Gần 1 năm sau, tôi mới có thể đi lại bình thường được.”
Bệnh này chưa qua thì bệnh khác lại ấp tới. Đầu năm 2012, bà cảm thấy răng mình đau nhức dữ dội. Sau khi lên bệnh viện thăm khám thì các bác sĩ yêu cầu bà phải nhổ chiếc răng đó đi nêu không thì cơn đau không thể chấm dứt được. Trong lúc nhổ chiếc răng, bà bị đứt dây thần kinh số 5 dẫn tới phần hàm phải của bà hoàn toàn bị mất cảm giác. Và cũng sau lần đó bà gặp phải một căn bệnh kỳ lạ là không thể nào ngủ được nữa.
Mắc bệnh lạ,thức với bóng đêm
“Đêm đầu tiên sau khi đi nhổ răng tôi về nhà nằm mãi mà không chợp mắt được cho tới sáng. Đến 2, 3 đêm, dù nằm mãi và cố gắng quên đi tất cả để nhắm mắt ngủ mà không tài nào ngủ được. Sau đó, tôi sút cân thấy rõ, 47kg lúc đầu xuống còn 35kg nữa. Đến bây giờ, đã 3 năm rồi, tôi không biết đến giấc ngủ là gì”, bà Cam tâm sự.
Mắc phải bệnh lạ, bà cố gắng dành dụm tiền bạc đi khắp nơi chữa trị. Bà cũng ăn uống đủ thứ theo lời mách bảo của mọi người nhưng giấc ngủ vẫn không đến với bà. Nhà lại không có điều kiện nên sau nhiều lần cố gắng để tìm lại giấc ngủ không được, bà đành chấp nhận số phận, sống với những tháng năm không phân biệt ngày đêm.
Hàng đêm khi mọi người đi ngủ, bà cũng lên giường nằm tắt điện. Trong đêm, dù nhắm mắt hay mở mắt thì một giấc ngủ ngắn ngủi cũng không tìm đến. Bà Cam bảo, mọi thứ khó khăn nhất trong cuộc đời bà cũng đã từng gặp qua, nhưng bây giờ bà sợ nhất là bóng đêm. Với bà, đêm dài vô tận. Khi màn đếm buông xuống là bà như sống trong một thế giới khác.
Một thế giới của sự cô đơn, lạnh lẽo, không có một ai bầu bạn, chỉ có tiếng ếch nhái văng vẳng bên tai và tiếng gió thổi làm rơi những chiếc lá vàng mà chỉ có bà mới nghe được những âm thanh đó. Hơn 1000 ngày qua, điều làm bà vui nhất là lúc gà cất tiếng gáy. Bởi lúc đó bà biết rằng, mình sắp thoát khỏi thế giời bóng đêm cô quạnh, sắp được nói chuyện với mọi người. Tuy vậy, sợ chồng mình lo lắng nên bà cũng chỉ im lặng, không tâm sự với ông.
Nhiều lần tôi giả vờ nói rằng đêm qua có ngủ được một chút để cho ông vui lòng chứ ông già rồi, giấc ngủ quan trọng lắm. Ông mà biết được tôi không thể nào chợp mắt rồi cứ lo lắng cho tôi thì làm sao có thể khỏe mạnh được chứ. Bây giờ tôi chỉ ước làm sao có thể ngủ được một chút thôi, dù 5 hay 10 phút gì đó cũng được nhưng chắc là không thể rồi. Thế nên tôi chỉ biết cố gắng ăn uống thật tốt để đảm bảo sức khỏe vậy mà nhiều lần trở trời cơn đau nhức ở răng vẫn cứ hành hạ, không ăn uống được gì mà chỉ uống sữa hộp để cầm cự thôi. Nhiều lần tôi muốn chết đi cho xong nhưng nghĩ lại thương cho đứa con trai bệnh tật không ai chăm sóc nên phải cố gặng gượng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?