Người phụ nữ ở Hải Dương này đã phải phá thai đến 18 lần và bất chấp cả tính mạng để sinh được con trai, nhưng đến cuối cùng vẫn không đạt được ý nguyện nhà chồng.
|
Và rồi cái mà chị nhận được chỉ là sự tuyệt vọng và ghẻ lạnh cho tới lúc chết.
Đó là câu chuyện đầy bi kịch về cuộc đời của một người phụ nữ ở Hải Dương phải phá thai tới 18 lần để sinh con trai cho gia đình chồng được chia sẻ trong chương trình Chuyển động 24h trưa ngày 27/5. Câu chuyện đang gây sốc cộng đồng mạng xã hội, khiến nhiều người bàng hoàng về thực trạng áp lực sinh con nối dõi và quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá nặng nề ở nhiều gia đình Việt Nam hiện nay.
Clip tâm sự của người phụ nữ phá thai 18 lần để sinh được con trai
Câu chuyện được các cán bộ dân số ở Hải Dương kể lại về số phận của một người phụ nữ địa phương phải phá thai tới 18 lần để sinh được con trai cho nhà chồng. 18 lần phá thai cũng là 18 lần chị rớt nước mắt và chịu đựng những đau khổ đến tột cùng khi tự mình giết đi những sinh linh bé nhỏ, giọt máu của chính mình.
Kể về cuộc đời và số phận bất hạnh của mình, người phụ nữ này tâm sự: "Từ ngày tôi lấy chồng đến giờ, vì cuộc sống gia đình nghèo khó nên vô cùng vất vả, tôi đẻ 3 lần đều là con gái, chúng tôi cố gắng để có con trai nhưng vẫn không thể được. Đẻ người con thứ 4 vẫn là con gái, tôi vô cùng chán nản và có ý định tử tự, bỏ lại tất cả, đến độ tôi không buồn cho con bú".
Người phụ nữ tuyệt vọng vì không sinh được con trai cho nhà chồng - (Ảnh cắt từ clip).
Sự mặc cảm không có con trai trong khi chồng lại là con trưởng cứ hành hạ chị. Áp lực ấy khiến chị nhiều lần có ý định tự tử, muốn bỏ lại tất cả và đau lòng tới mức không buồn cho con bú.
Nhưng điều khiến chị đau đớn hơn là chính người chồng cũng không hề thông cảm mà bất chấp cả luân lý chỉ để có được một đứa con trai. Thay vì cùng chị cố gắng, người chồng ấy vẫn ngày ngày đi tìm kiếm một đứa con trai ở ngoài với những người phụ nữ khác. Nhiều lần vợ chồng chị cãi nhau, thậm chí là đánh nhau khiến mâu thuẫn gia đình càng trở nên căng thẳng. Tuyệt vọng, chị cho rằng đến cuối đời, cuộc sống của vợ chồng chị sẽ chẳng còn gì vì cả ngày hai người chẳng nói với nhau câu nào.
"Cho đến lúc chết có lẽ vợ chồng tôi cũng chỉ đến thế này thôi", chị tâm sự trong tuyệt vọng.
Ngay sau khi được chia sẻ, câu chuyện đau xót này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều người và dấy lên những tranh luận gay gắt trên mạng xã hội.
Nhiều người tỏ ra đồng cảm và bày tỏ sự thương xót cho sự hi sinh cùng những nỗi đau mà chị đã phải trải qua trong suốt thời gian chịu sự đay nghiến ở nhà chồng.
"Thương chị quá, phụ nữ là thế, lúc nào cũng phải sống chết vì chồng, chồng có đánh đập cỡ nào cũng không dám bỏ, suốt đời chỉ chấp nhận lầm lũi cho tới lúc chết vẫn không thể hạnh phúc", một người dùng mạng thương xót.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, chị nên tỉnh táo hơn để không có những sai lầm liên tiếp và phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình như vây. "Mình khâm phục chị rất nhiều. Một người phụ nữ, bỏ 1 thai nhi đã đau, đây lại là 18 đứa con. Nhà chồng chị không mang nặng đẻ đau, họ không thấu hiểu cho chị đâu. Đúng ra chị nên từ bỏ, vì tính mạng của chị và cả con chị nữa".
Bên cạnh đó, những chia sẻ của chị đã khiến cho không ít người phải bức xúc bởi quan niệm trọng nam khinh nữ của người chồng và gia đình bên nội. Họ không đồng tình với sự nhẫn nhịn chấp nhận cuộc sống của người vợ và cho rằng chị nên mạnh mẽ hơn để đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân mình.
"Tại sao đến bây giờ vẫn còn suy nghĩ lạc hậu và cổ hủ như vậy. Đứa con là của trời cho, tại sao lại nhẫn tâm giết tới 18 sinh linh, 18 mạng người. Liệu rằng sinh được con trai, gia đình đó có thể thực sự hạnh phúc không?", một thành viên mạng xã hội phẫn nộ.
"Đã là thế kỉ 21, đã đến lúc người phụ nữ phải được hạnh phúc, phải đấu tranh vì hạnh phúc của mình, đừng để những quan niệm cổ hủ, cố chấp và đáng lên án kia hủy hoại cuộc đời của mình", một thành viên khác lên tiếng.
Trên thực tế, thực trạng áp lực sinh con trai nối dõi và quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình Việt Nam. Dù cán bộ y tế không được phép tiết lộ giới tính khi sinh, phá thai lựa chọn giới tính nhưng thực tế điều này chưa thực hiện được một cách đầy đủ tạo nên tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh.
Câu chuyện trên đây chỉ là một trong số ít những góc khuất, những bi kịch được tìm thấy, được chia sẻ, mà ở đó những người phụ nữ Việt Nam không may mắn phải gánh chịu. Trong những gia đình cổ hủ ấy, niềm khát khao có con trai khiến nhiều bậc làm cha, làm mẹ sẵn sàng chấp nhận bỏ đi những mầm sống đang dần lớn lên trong cơ thể mình. Và bản thân họ sau đó phải trải qua những nỗi ám ảnh tội lỗi trong suốt những quãng đời còn lại.
Trong câu chuyện này, người phụ nữ vừa đáng thương, vừa đáng trách bởi chị đã không đủ can đảm để đấu tranh và vượt qua nghịch cảnh. Nhưng chắc hẳn rằng, điều khiến nhiều người lo ngại hơn là ở một nơi khác, đặc biệt là các vùng quê, cũng có những người phụ nữ như chị, vẫn ngày ngày sống trong tủi nhục mà không một lần được lên tiếng để đấu tranh cho hạnh phúc của chính mình.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?