Những người ngồi máy tính trên 11giờ/ngày có nguy cơ tử vong cao hơn gần gấp đôi so với người ngồi dưới 4h/ngày.
Ngồi liên tục 24h, hoạt tính của Insulin trong cơ thể giảm 24% dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hoặc có rối loạn đường huyết. |
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo“Sức khỏe của đơn vị là trách nhiệm của nhà lãnh đạo” do Bệnh viện đa khoa MEDLATEC tổ chức sáng nay (21/6).
Tại hội thảo, PGS-TS Hoàng Công Đắc - Chuyên ngoại khoa, Bệnh viện MEDLATEC cho biết: “Thói quen ít vận động của dân công sở sẽ gây ra nhiều bệnh tật.
Người ta nhận thấy, người ngồi nhiều một tư thế, ngồi lâu mỏi nên thường xuyên phải thay đổi nhiều tư thế khác nhau. Trong đó, có nhiều tư thế ngồi không chuẩn dẫn tới mắc nhiều bệnh của nhiều cơ quan. Có thể là một bệnh hoặc nhiều bệnh kết hợp nhau.
Khi ngồi, chân của chúng ta ngừng hoạt động, cứ mỗi phút tiêu thụ thì giảm 1 calo, lượng enzym chống béo phì giảm 90%, ngồi trên 24 giờ, lượng cholesterol có lợi giảm 20%. Tất cả diễn biến trên kéo theo nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngồi liên tục 24h, hoạt tính của Insulin trong cơ thể giảm 24% dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hoặc có rối loạn đường huyết.
Vậy làm thế nào để hạn chế bệnh tật khi ngồi lâu? Bạn nên tìm cách cân bằng giữa ngồi, đứng, đi bộ và các hoạt động khác. Hoạt động được cho là tốt nhất với người hay ngồi là gập thân, đi bộ và nhảy tại chỗ”.
Còn GS-TS Trần Văn Sáng - Chuyên khoa hô hấp, bệnh lao phổi, Bệnh viện MEDLATEC phân tích: Làm việc nơi công sở, có nguy cơ mắc nhiều bệnh về đường hô hấp.
Nguy cơ cao, vì môi trường văn phòng thường kín, mật độ nhân viên đông, ngồi sát nhau. Bệnh lây qua đường hô hấp có thể do vi khuẩn, siêu vi khuẩn (virus) hoặc phối hợp cả vi khuẩn và virus như lao, cúm, SARS… Người này ốm, khi ho, nói chuyện có thể làm lây vi khuẩn, virus qua người khác rất dễ dàng.
Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng với những người làm việc văn phòng. Theo PGS TS Nguyễn Văn Ninh, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, người làm việc văn phòng có thể tự tính toán cân nặng của mình để đưa ra được lượng thức ăn cho phù hợp.
Tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Xuân Ninh - Chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra công thức tính cân nặng phù hợp, đưa ra phương pháp xác định lượng mỡ trong cơ thể...
Từ đó, PGS – TS Nguyễn Xuân Ninh tư vấn cụ thể về lượng protein, chất béo, chất xơ... cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%