Việc ngồi điều hòa nhiều khiến nhiều bộ phận trên cơ thể bạn sinh bệnh, trong đó có việc làm tử cung chị em bị lạnh dẫn đến tình trạng khó thụ thai, thậm chí gây vô sinh.
Ngồi điều hòa nhiều có hại cho cơ thể |
Tử cung lạnh
Nếu thời gian bạn ngồi trong điều hòa quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nghiêm trọng hơn là còn có thể gây khó thụ thai hoặc vô sinh ở nữ giới.
Để chứng minh cho những kết luận của mình, các bác sĩ của bệnh viện Bắc Kinh đã tiến hành khảo sát trên khoảng 100 phụ nữ và họ nhận thấy rằng, những cô gái thường hay mặc váy và có thời gian ngồi trong phòng điều hòa nhiều sẽ mắc chứng đau khớp và có chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn cao hơn hẳn những cô gái khác.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia đã giải thích rằng, tử cung là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ, nó cũng chính là nơi mà em bé sẽ phát triển. Bình thường, tử cung của phụ nữ vốn rất sợ lạnh và khi bị lạnh thì chức năng hoạt động của nó sẽ tương đối thấp.
Tử cung lạnh hay lạnh tử cung là cách gọi của Đông y, nó không phải ám chỉ lạnh trong tử cung và cũng không phải là bệnh. Tử cung lạnh được hiểu đơn giản là khí huyết, kinh nguyệt ở tử cung không tốt, có thể là ít, sậm màu, vón cục... nên ảnh hưởng tới việc thụ thai và nuôi dưỡng thai nhi, dẫn đến việc khó thụ thai hoặc thụ thai rồi nhưng khó giữ, dễ bị sẩy hoặc sinh non hoặc trẻ sinh ra bị còi cọc.
Có nhiều phụ nữ là dân văn phòng, khi đi phám phụ khoa đã phát hiện ra rằng mình bị mắc bệnh viêm nhiễm trong khi họ suốt ngày ngồi ở văn phòng trong môi trường điều hòa, không tiếp xúc với khói bụi bên ngoài.
Thực tế thì chính môi trường làm việc trong văn phòng có bật điều hòa thường xuyên, chế độ ngồi kéo dài, kèm theo đó là sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột lại chính là nhân tố gây viêm nhiễm. Sự thay đổi đột ngột đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vùng kín gây nên các bệnh phụ khoa.
Như chúng ta đã biết, trong môi trường tự nhiên của âm đạo thì độ pH ở trạng thái bình thường. Khi làm việc nhiều giờ trong văn phòng, ngồi lâu một chỗ khiến vùng kín không được thông thoáng, vùng kín sẽ dễ bị cảm lạnh và pH âm đạo mất cân bằng khi nhiệt độ thấp hoặc cao.
Do đó, các chị em cần giữ ấm cơ thể và sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp như một “người bạn đồng hành” để duy trì pH sinh lý tự nhiên cho âm đạo ở mức an toàn, không bị vi khuẩn có hại xung quanh xâm nhập, đảm bảo sức khỏe sinh sản và toàn tâm toàn ý cho công việc.
Đối với những phụ nữ đang mang thai, các chuyên gia cũng khuyên không nên uống đồ uống quá lạnh. Thay vào đó, hãy uống nước ấm và ngồi trong phòng có không khí lưu thông. Nếu nóng quá, bạn có thể mở điều hòa. Tuy nhiên, không nên ngồi quá lâu ở nhiệt độ quá thấp.
Tổn thương đường hô hấp
Đường hô hấp là nơi dễ bị tổn thương nhất. Khi không khí lạnh phá vỡ tuyến phòng thủ yếu ớt của đường hô hấp, nhẹ thì gặp các triệu chứng về đường hô hấp như, cảm cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi; nặng thì bị viêm phổi. Theo các chuyên gia, làm việc, học tập, làm việc trong phòng có điều hòa, đặc biệt những tòa cao ốc có điều hòa tổng rất thích hợp cho vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào cơ thể vì lúc này các “vitamin” trong không khí cung cấp cho cơ thể bị giảm đi đáng kể.
Trong nhiều trường hợp, mặc dù chưa có phản ứng về đường hô hấp trên, nhưng những người bị tổn thương đường hô hấp cũng có thể có các triệu chứng sốt, sợ lạnh, đau cơ, ho, không đờm hoặc ít đờm. Khi có các triệu chứng này, nếu không kịp thời chữa trị sẽ tiếp tục sốt dai dẳng, ho, ớn lạnh, nghiêm trọng hơn còn bị tử vong do suy hô hấp.
Mất cân bằng thần kinh não
Những người thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đây chính là phản ứng mất cân bằng thần kinh não thường gặp do môi trường điều hòa gây ra. Ngoài gây ra bệnh cảm cúm, điều hòa còn có thể làm tổn thương não.
Mặc dù các ion âm trong không khí có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi cho não, nhưng, khi điều hòa không khí hấp thụ quá nhiều ion âm, lại khiến các ion dương trong phòng ngày càng nhiều, khiến hệ thống thần kinh não bị rối loạn.
Đau khớp
Những người trẻ tuổi thường không mấy chú ý tới triệu chứng đau khớp do điều hòa gây ra. Nhiệt độ ngoài trời mùa hè cao, nên mọi người thường mặc áo mỏng, khi bước vào phòng điều hòa, gió lạnh thổi vào người, kích thích mạch máu co mạnh, máu không lưu thông, khiến khớp bị tổn thương, bị lạnh, đau, cứng cổ, lưng và chân tay đau.
Dạ dày lạnh
Ngoài ra, dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Khi cơ thể chúng ta bị lạnh, dạ dày sẽ co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy… Thông thường chúng ta chỉ chú ý phòng lạnh giữ ấm vào đông, mà không biết được, ngay cả trong mùa hè, việc ăn uống đồ lạnh hoặc ngồi lâu dưới môi trường điều hòa cũng có thể khiến cho dạ dày bị lạnh mà ảnh hướng đến chức năng của nó.
Mỏi, vẹo cổ
Ở lâu trong môi trường điều hòa, gió lạnh liên tục thổi, dẫn tới mỏi cổ, vẹo cổ… Theo các chuyên gia, dân công sở làm việc trong tư thế co ro quá lâu cũng gây mỏi cổ mỏi lưng, mỏi vai. Do đó, khi bật điều hòa nếu không chú ý giữ ấm cho phần cổ, vai…dễ gây ra các bệnh về cổ, vai, thắt lưng.
Nguy cơ về da
Rất nhiều điều hòa lâu không được sử dụng, màng lọc không khí đã dính bụi bẩn, nấm mốc. Khi khí lạnh thổi trong phòng, ngấm vào da hoặc hấp thụ vào cơ thể, đồng thời, môi trường phòng kín, không khí không lưu thông, càng làm tăng nguy cơ da bị mẩn ngứa. Thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm xuống thấp, đặc biệt làm việc trong môi trường điều hòa khiến làn da dễ bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?