Ngoáy mũi là thói quen phổ biến của rất nhiều người. Tuy nhiên ít người ý thức được mức độ nguy hiểm của thói quen tưởng chừng như vô hại này.
Ngoáy mũi: Những tác hại không ngờ |
Các nhà khoa học Mỹ từng tiến hành nghiên cứu về tác hại của việc ngoáy mũi. Theo đó, trong số 254 người được khảo sát thì 91% cho rằng “hầu hết mọi người đều ngoáy mũi”, 5 người (2%) làm vì cảm thấy thật sự thích thú, đặc biệt có một người cảm thấy kích thích "chuyện đó" khi ngoáy mũi. Có hai người ngoáy mũi đến mức thủng cả vách ngăn mũi, hai người khác thì tiêu phí quá nhiều thời gian trong ngày để ngoáy mũi (30 phút đến hai giờ/ngày). Các trường hợp sau đôi khi bị xem như một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế không được chẩn đoán, tức một dạng bệnh tâm thần!
Tuy nhiên, các tài liệu chính quy về tâm thần học thì đã công nhận “ám ảnh ngoáy mũi (rhinotillexomania) là một thói quen lành tính thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn”, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi có thể nghiêm trọng đến mức tự gây tổn thương.
Tổn thương niêm mạc mũi
Một số người có thói quen ngoáy mũi, thường dùng đầu ngón tay để lấy gỉ mũi. Như vậy sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, có hại cho sức khỏe.
Các mạch máu trong niêm mạc mũi rất nhiều, giao nhau tạo thành một mạng lưới. Khi niêm mạc mũi hoàn chỉnh, chức năng tự vệ sinh của nó rất mạnh, vi khuẩn khó mà xâm nhập. Lông mũi trong niêm mạc mũi có tác dụng cản trở bụi, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
Tay có rất nhiều vi khuẩn, khi ngoáy mũi dễ làm tổn thương niêm mạc mũi, tàn phá lông mũi, vi khuẩn ở tay sẽ theo đó mà xâm nhập vào các cơ quan bên trọng, dẫn tới các triệu chứng như viêm lông mũi, đau, khô mũi, sốt, khó chịu…
Dễ bị nhiễm trùng
Trong y khoa có một khu vực giữa mặt được đặt tên là “tam giác nguy hiểm”, đó là khu vực hình tam giác có đáy là đường nối hai mép miệng với nhau và đỉnh là gốc mũi.
Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể thông qua các mạch máu trên khuôn mặt mà xâm nhập vào hang xoang nội sọ, gây nhiễm trùng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do đó, đừng tùy tiện ngoáy mũi, nên thay đổi thói quen ngoáy mũi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?